Mức chi thăm hỏi ốm đau của cơ quan công đoàn năm 2023 là bao nhiêu? Hệ thống công đoàn Việt Nam hiện nay được tổ chức như thế nào?

Mức chi thăm hỏi ốm đau của cơ quan công đoàn năm 2023 là bao nhiêu? Hệ thống công đoàn Việt Nam hiện nay được tổ chức như thế nào? Câu hỏi của bạn Q.P ở Hà Nam

Mức chi thăm hỏi ốm đau của cơ quan công đoàn năm 2023 được quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu trong các cơ quan công đoàn từ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên được ban hành kèm theo Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022 có quy định như sau:

Chi trực tiếp chăm lo, bảo vệ, đào tạo đoàn viên và người lao động
.....
2. Thăm hỏi, trợ cấp
2.1. Chi trợ cấp, hỗ trợ, thăm hỏi đối với cán bộ trong các cơ quan công đoàn
- Cán bộ công chức, lao động được cấp có thẩm quyền cho phép ký hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là CBCC) trong các cơ quan công đoàn bị ốm đau, tai nạn, dịch bệnh phải điều trị tại bệnh viện (nội, ngoại trú) được chi thăm hỏi tối đa 1.000.000 đồng/lần, một năm không quá 2 lần.
- CBCC trong các cơ quan công đoàn bị bệnh hiểm nghèo được trợ cấp tối đa 3.000.000 đồng/người/năm.
- CBCC trong các cơ quan công đoàn bị tử vong, thân nhân của CBCC được hỗ trợ tối đa 5.000.000 đồng; chi phúng viếng 1.000.000 đồng và tiền hương, hoa.
- Cha, mẹ đẻ hoặc bên vợ, bên chồng, vợ hoặc chồng, con của cán bộ CBCC trong các cơ quan công đoàn bị tử vong được trợ cấp tối đa 3.000.000 đồng/người; Chi phúng viếng 1.000.000 đồng và tiền hương, hoa.
- Gia đình CBCC trong các cơ quan công đoàn gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác được trợ cấp tối đa 3.000.000 đồng/lần; có người thân (cha, mẹ đẻ hoặc bên vợ, bên chồng, vợ hoặc chồng, con) ốm đau dài ngày, tai nạn phải điều trị được thăm hỏi tối đa 1.000.000 đồng/lần, một năm không quá 2 lần.

Như vậy, mức chi thăm hỏi ốm đau của cơ quan công đoàn năm 2023, cụ thể như sau:

*Áp dụng với cán bộ công chức, lao động được cấp có thẩm quyền cho phép ký hợp đồng lao động

Bị ốm đau, tai nạn, dịch bệnh phải điều trị tại bệnh viện (gồm nội trú và ngoại trú): Được chi thăm hỏi tối đa 1.000.000 đồng/lần, không quá 2 lần/01năm.

Bị bệnh hiểm nghèo: Được trợ cấp tối đa 3.000.000 đồng/người/năm.

Bị tử vong: Thân nhân được hỗ trợ tối đa 5.000.000 đồng. Ngoài ra, chi phúng viếng 1.000.000 đồng và tiền hương, hoa.

Cha, mẹ đẻ hoặc bên vợ, bên chồng, vợ hoặc chồng, con của cán bộ CBCC trong các cơ quan công đoàn bị tử vong: Được trợ cấp tối đa 3.000.000 đồng/người và chi phúng viếng 1.000.000 đồng và tiền hương, hoa.

Gia đình CBCC trong các cơ quan công đoàn gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác: Được trợ cấp tối đa 3.000.000 đồng/người và chi phúng viếng 1.000.000 đồng và tiền hương, hoa.

Có người thân (cha, mẹ đẻ hoặc bên vợ, bên chồng, vợ hoặc chồng, con) ốm đau dài ngày, tai nạn phải điều trị: Được thăm hỏi tối đa 1.000.000 đồng/lần, không quá 2 lần/01năm.

Mức chi thăm hỏi ốm đau của cơ quan công đoàn năm 2023 là bao nhiêu? Hệ thống công đoàn Việt Nam hiện nay được tổ chức như thế nào?

Mức chi thăm hỏi ốm đau của cơ quan công đoàn năm 2023 là bao nhiêu? Hệ thống công đoàn Việt Nam hiện nay được tổ chức như thế nào?

Đối tượng tham gia công đoàn Việt Nam bao gồm những đối tượng nào?

Theo quy định tại Mục 3 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020, đối tượng tham gia công đoàn Việt Nam là người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động đang hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm:

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp; cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Đối với cơ quan xã, phường, thị trấn bao gồm những người hưởng lương, định suất lương, phụ cấp, đang làm việc trong cơ quan hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.

- Người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã.

- Người lao động đang làm việc trong các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.

- Người lao động tự do, hợp pháp thuộc khu vực lao động phi chính thức, nếu có nguyện vọng, được gia nhập Công đoàn Việt Nam và được sinh hoạt theo hình thức nghiệp đoàn cơ sở.

- Người lao động được cơ quan có thẩm quyền cử làm đại diện quản lý phần vốn của Nhà nước, đang giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Hệ thống công đoàn Việt Nam hiện nay được tổ chức như thế nào?

Theo quy định Điều 7 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020, hệ thống công đoàn Việt Nam hiện nay là tổ chức thống nhất bao gồm các cấp sau:

- Cấp Trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

- Cấp tỉnh, ngành trung ương gồm: Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương và tương đương.

- Cấp trên trực tiếp cơ sở gồm:

+ Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

+ Công đoàn ngành địa phương.

+ Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao

+ Công đoàn tổng công ty.

+ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.

- Cấp cơ sở gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.

Võ Thị Mai Khanh

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}