Mẫu nhận xét môn đạo đức lớp 1 theo Thông tư 27 mới nhất năm 2024 dành cho giáo viên tiểu học tham khảo ra sao?

Mẫu nhận xét môn đạo đức lớp 1 theo Thông tư 27 mới nhất năm 2024 dành cho giáo viên tiểu học tham khảo ra sao? Câu hỏi từ Anh A - TPHCM

Mẫu nhận xét môn đạo đức lớp 1 theo Thông tư 27 mới nhất năm 2024 dành cho giáo viên tiểu học tham khảo ra sao?

Để đưa ra những ghi nhận, đánh giá năng lực phẩm chất, ý thức và kết quả học tập của các em, thầy cô có thể tham khảo mẫu nhận xét môn đạo đức lớp 1 theo Thông tư 27 mới nhất năm 2024 dành cho giáo viên tiểu học dưới đây:

- Em kể tên được những hoạt động trong trường học và biết nêu cảm nhận của bản thân về những hoạt động đó.

- Em xử lí tình huống theo yêu cầu của bài học.

- Em biết sắp xếp ngăn nắp chỗ học chỗ chơi.

- Em biết giữ gìn trường, lớp sạch sẽ.

- Em biết giữ gìn, quét dọn nhà cửa sạch sẽ.

- Em tham gia trực lớp, dọn vệ sinh lớp học.

- Em ngoan ngoãn, lễ phép với mọi người.

- Em biết nêu ý kiến, thắc mắc trong giờ học.

- Em mạnh dạn trình bày ý kiến trước đám đông.

- Em mạnh dạn trình bày ý kiến trước lớp.

- Em biết quan sát tranh và nêu được những hành vi đúng sai của mỗi -tranh.

- Em có kĩ năng thực hành tốt về kể chuyện và đóng vai xử lí tình huống.

- Em có cố gắng tự hoàn thiện bản thân qua từng chủ đề bài học.

- Em tự tin trao đổi ý kiến với bạn khi tham gia thảo luận nhóm.

- Em luôn quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh.

- Em biết nêu tình huống và giải quyết tình huống theo nội dung bài học.

- Em biết vận dụng nội dung bài học vào thực tiễn tốt.

- Em thực hiện tốt hành vi đạo đức đã học vào cuộc sống.

- Hiểu được cách thức thể hiện những hành vi đạo đức đã học.

- Em có nhiều tiến bộ trong học kì 2, điểm số cải thiện rõ rệt, đáng được tuyên dương...

Tham khảo thêm:

Mẫu nhận xét môn đạo đức theo Thông tư 27 mới nhất năm 2024 dành cho học sinh lớp 1 Tải

Mẫu nhận xét môn đạo đức lớp 1 theo Thông tư 27 mới nhất năm 2024 dành cho giáo viên tiểu học tham khảo ra sao?

Mẫu nhận xét môn đạo đức lớp 1 theo Thông tư 27 mới nhất năm 2024 dành cho giáo viên tiểu học tham khảo ra sao? (Hình từ Internet)

Học sinh tiểu học phải học bao nhiêu môn vào năm học 2024-2025 theo chương trình giáo dục phổ thông mới?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định lộ trình Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo như sau:

- Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.

- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.

- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Vậy, từ năm học 2024-2025, học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 sẽ học theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm Chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục, Chương trình giáo dục phổ thông mới được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).

Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp (gọi tắt là các môn học lựa chọn) và các môn học tự chọn.

Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần.

Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày. Cơ sở giáo dục tổ chức dạy học 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất đối với tất cả cơ sở giáo dục trong cả nước.

Cụ thể căn cứ theo Mục IV Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn học tổng thể Chương trình giáo dục các cấp tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) phải học:

Nội dung giáo dục ở cấp Tiểu học bao gồm 11 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc và 2 môn học tự chọn:

- Các môn học bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm.

- 2 môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2).

- Thời lượng giáo dục 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút. Cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông mới đối với cấp tiểu học là gì?

Căn cứ theo Mục IV Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, nhìn chung, Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

Phan Thị Phương Hồng

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}