Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải tiếp dân định kỳ vào ngày nào mỗi tháng? Được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp nào?

Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải tiếp dân định kỳ vào ngày nào mỗi tháng? - Câu hỏi anh Lanh tại Quảng Ninh

Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải tiếp dân định kỳ vào ngày nào mỗi tháng?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 1 Nội quy tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BHXH năm 2016 quy định về lịch tiếp công dân của lãnh đạo như sau:

Thời gian, địa điểm tiếp công dân
...
3. Lịch tiếp công dân của Lãnh đạo:
Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp công dân định kỳ vào ngày 20 hàng tháng, nếu trùng vào các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hằng tuần thì được thực hiện vào ngày làm việc kế tiếp; tiếp công dân đột xuất khi có yêu cầu khẩn thiết hoặc theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh tra - Kiểm tra.

Theo đó, Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp công dân định kỳ vào ngày 20 hàng tháng.

Trường hợp, ngày tiếp công dân trùng vào các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hằng tuần thì được thực hiện vào ngày làm việc kế tiếp;

Ngoài ra, khi có yêu cầu khẩn thiết hoặc theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh tra - Kiểm tra, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức tiếp công dân đột xuất.

Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải tiếp dân định kỳ vào ngày nào mỗi tháng? Được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp nào?

Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải tiếp dân định kỳ vào ngày nào mỗi tháng? Được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp nào?

Lịch tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức khi nào?

Căn cứ tại khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Nội quy tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BHXH năm 2016 quy định về thời gian, địa điểm tiếp công dân như sau:

Về thời gian tiếp công dân:

Vào những ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng tuần), hết giờ làm việc công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không được lưu trú tại trụ sở Tiếp công dân.

- Buổi sáng: Từ 08 giờ đến 11 giờ 30 phút;

- Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút.

Về địa điểm tiếp công dân:

Tại trụ sở: Số 150 Phố Vọng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp nào?

Điều 4 Nội quy tiếp công dân của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BHXH năm 2016 quy định về những trường hợp được từ chối tiếp công dân như sau:

Những trường hợp được từ chối tiếp công dân
Người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:
1. Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
2. Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân.
3. Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài.
4. Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau:

- Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

- Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân.

- Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài.

- Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Công dân đến Bảo hiểm xã hội Việt Nam khiếu nại, tố cáo phải tuân thủ những quy định nào?

Công dân đến Bảo hiểm xã hội Việt Nam khiếu nại, tố cáo phải tuân thủ những quy định tại khoản 2 Điều 2 Nội quy tiếp công dân ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BHXH năm 2016 như sau:

- Nêu rõ họ tên, địa chỉ, xuất trình giấy tờ theo yêu cầu của người tiếp công dân;

- Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;

- Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;

- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;

- Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}