Kỳ thị, trù dập người tố cáo doping có phải là hành vi vi phạm hay không? Nguyên tắc phòng, chống doping hiện nay ra sao?

Cho tôi hỏi: Kỳ thị, trù dập người tố cáo doping có phải là hành vi vi phạm hay không? Nguyên tắc phòng, chống doping hiện nay ra sao? - Câu hỏi của anh Cần (Nam Định)

Kỳ thị, trù dập người tố cáo doping có phải là hành vi vi phạm hay không?

Doping được hiểu là việc việc vận động viên sử dụng chất hoặc phương pháp nhằm làm tăng khả năng, thành tích thi đấu của bản thân. Theo quan điểm của Ủy ban Olympic Châu Âu và Ủy ban Olympic Mỹ, doping hiện nay có 03 dạng: Doping cơ, Doping máu, Doping thần kinh.

Nhìn chung, Doping là hành vi bị cấm trong thi đấu thể thao.

Căn cứ Thông tư 01/2023/TT-BVHTTDL sửa đổi Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 21/02/2023.

Tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 01/2023/TT-BVHTTDL có bổ sung thêm về hành vi vi phạm Bộ luật phòng, chống doping thế giới vào khoản 11 Điều 4 Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL như sau:

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2015/TT- BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao
1. Bổ sung khoản 11 Điều 4 như sau:
“11. Kỳ thị, trù dập người tố cáo hành vi vi phạm doping.”

Như vậy, theo quy định trên thì kỳ thị, trù dập người tố cáo doping được bổ sung là một trong những hành vi vi phạm Bộ luật phòng, chống doping thế giới.

Kỳ thị, trù dập người tố cáo doping có phải là hành vi vi phạm hay không? Nguyên tắc phòng, chống doping hiện nay ra sao?

Kỳ thị, trù dập người tố cáo doping có phải là hành vi vi phạm hay không? Nguyên tắc phòng, chống doping hiện nay ra sao? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc phòng, chống doping hiện nay ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL, trong hoạt động thể thao, việc phòng, chống doping được thực hiện theo những nguyên tắc sau:

- Hoạt động phòng, chống doping được tổ chức thường xuyên; chú trọng biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức về tác hại của việc sử dụng doping.

- Thực hiện việc phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, các tổ chức thể thao quốc tế trong phòng, chống doping.

- Đảm bảo tuân thủ các quy định của Tổ chức phòng, chống doping thế giới và các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.

- Đảm bảo vận động viên được tập luyện và thi đấu trong môi trường không doping và được thông tin đầy đủ về tác hại của sử dụng doping.

Những vi phạm về doping hiện nay được xử lý như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 15 Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL như sau:

Xử lý vi phạm doping tại liên đoàn, hiệp hội
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận đánh giá mức độ vi phạm doping, cơ quan có thẩm quyền, liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia ban hành Quyết định xử lý vi phạm bao gồm: Hình thức xử phạt, thời gian cấm tham gia hoạt động thể thao trên cơ sở đánh giá mức độ vi phạm và hình phạt bổ sung theo quy định của liên đoàn, hiệp hội.
2. Quyết định xử lý vi phạm của liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia được gửi đến vận động viên, Tổng cục Thể dục thể thao, Trung tâm Doping và Y học thể thao và các cơ quan liên quan theo quy định chuyên môn về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.
3. Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia có trách nhiệm theo dõi và báo cáo định kỳ 6 tháng một lần về hoạt động tập luyện, thi đấu và công tác chuyên môn khác của vận động viên trong thời gian bị kỷ luật.

Như vậy, việc xử lý vi phạm doping tại liên đoàn, hiệp hội được thực hiện như sau:

- Cơ quan có thẩm quyền, liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia ban hành Quyết định xử lý vi phạm trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận đánh giá mức độ vi phạm doping.

Theo đó, quyết định xử lý vi phạm bao gồm: Hình thức xử phạt, thời gian cấm tham gia hoạt động thể thao trên cơ sở đánh giá mức độ vi phạm và hình phạt bổ sung theo quy định của liên đoàn, hiệp hội.

- Quyết định xử lý vi phạm của liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia được gửi đến các đối tượng sau:

+ Vận động viên

+ Tổng cục Thể dục thể thao

+ Trung tâm Doping và Y học thể thao

+ Các cơ quan liên quan theo quy định chuyên môn về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.

- Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia có trách nhiệm theo dõi và báo cáo định kỳ 6 tháng một lần về hoạt động tập luyện, thi đấu và công tác chuyên môn khác của vận động viên trong thời gian bị kỷ luật.

Theo đó, trong thời hạn 21 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử lý vi phạm, vận động viên, cá nhân và tổ chức có liên quan có quyền khiếu nại chuyên môn đối với quyết định xử lý vi phạm.

Thông tư 01/2023/TT-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày 15 tháng 4 năm 2023.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}