Khẩn trương lập danh sách các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ hiện nay?

Mỗi ngày, có vô số vụ tai nạn giao thông xảy ra trên khắp nước ta. Ngoài nguyên nhân chủ yếu là do người điều khiển phương tiện giao thông thì việc tiềm ẩn những điểm đen, điểm xấu trên các tuyến đường cũng là nguyên nhân dẫn đến tai nạn. Vậy cơ quan nhà nước đã có chỉ đạo gì để khắc phục nguyên nhân nói trên?

Lập danh sách các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ để tiến hành bảo trì và sửa chữa?

Trong những năm qua, tình hình tai nạn giao thông trên cả nước đã có xu hướng giảm về cả số vụ, số người chết và số người bị thương. Đây là điểm tính cực đáng ghi nhận trong công tác phòng chống tai nạn giao thông của Đảng, Nhà nước và toàn dân. Tuy số vụ đã giảm nhưng vẫn còn đó những tai nạn giao thông gây ra hậu quả vô cùng thương tâm cũng như công tác phòng chống tai nạn giao thông còn một số bất cập, hạn chế cần khắc phục. Điển hình là vẫn tồn tại những điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông cần phải khắc phục, xử lý.

Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống tai nạn giao thông để rà soát và kịp thời xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn gây ra tai nạn giao thông. Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia đã ban hành Công văn 209/UBATGTQG ngày 02/6/2022 nhằm chỉ đạo Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố chủ trì, phối hợp lực lượng CSGT, Sở GTVT và chính quyền địa phương rà soát, kiểm tra, đề xuất danh mục những điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên các tuyến đường bộ qua địa bàn tỉnh, thành phố và kiến nghị xử lý:

“1) Đối với các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên các tuyến đường quốc lộ: gửi danh mục kiến nghị về Bộ GTVT và Tổng cục Đường bộ Việt Nam bổ sung vào kế hoạch bảo trì, sửa chữa và xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông năm 2022 và kế hoạch năm 2023 của Bộ GTVT.
2) Đối với các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên các tuyến đường do địa phương quản lý: kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố bổ sung vào kế hoạch bảo trì, sửa chữa và xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông năm 2022 và kế hoạch năm 2023 của địa phương./.”

Như vậy, việc rà soát, xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thực hiện theo chỉ đạo trên.

Khẩn trương lập danh sách các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ hiện nay?

Khẩn trương lập danh sách các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ hiện nay?

Yêu cầu về việc quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ hiện nay?

Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT, điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư 41/2021/TT-BGTVT và điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư 41/2021/TT-BGTVT quy định như sau:

“Điều 3. Yêu cầu về quản lý, khai thác, bảo trì công trình đường bộ
1. Công trình đường bộ khi đưa vào khai thác, sử dụng phải được quản lý, khai thác và bảo trì theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, pháp luật về giao thông đường bộ và quy định tại Thông tư này.
2. Bảo trì công trình đường bộ phải thực hiện theo quy định của quy trình bảo trì, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì công trình đường bộ được cơ quan có thẩm quyền công bố áp dụng.
3. Quy trình quản lý, vận hành khai thác, quy trình bảo trì công trình đường bộ được lập phù hợp với các bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình, loại công trình (đường, cầu, hầm, bến phà, cầu phao và công trình khác), cấp công trình và mục đích sử dụng công trình.
4. Việc quản lý, vận hành khai thác, bảo trì công trình đường bộ phải đảm bảo duy trì tuổi thọ công trình, bảo đảm giao thông an toàn và thông suốt, an toàn cho người và tài sản, an toàn công trình, phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
5. Việc quản lý, khai thác và bảo trì các hạng mục công trình dưới đây được thực hiện theo quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, cụ thể:
a) Công trình dân dụng, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thực hiện theo quy định của pháp luật về công trình dân dụng, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;
b) Công trình cấp điện, hệ thống chiếu sáng thực hiện theo quy định của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 06/2021/NĐ-CP);
c) Đèn tín hiệu giao thông, thiết bị lắp đặt vào công trình thực hiện theo quy định của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và quy trình bảo trì của nhà cung cấp lắp đặt thiết bị;
d) Việc quản lý, vận hành khai thác và bảo trì các hạng mục công trình trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí đường bộ, trung tâm ITS và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác phải phù hợp với từng loại và cấp của hạng mục công trình
đ) Các hệ thống thiết bị (bao gồm cả phần mềm) phục vụ công tác quản lý cơ sở dữ liệu đường bộ, Trung tâm ITS và cơ sở dữ liệu về bảo trì công trình đường bộ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.”

Như vậy, việc quản lý, khai thác, bảo trì công trình đường bộ được thực hiện theo những yêu cầu nêu trên.

Thực hiện xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho khai thác, sử dụng hiện nay?

Căn cứ vào Điều 22 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Thông tư 41/2021/TT-BGTVT) quy định như sau:

“Điều 22. Xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho khai thác, sử dụng
1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đường bộ, nhà thầu bảo dưỡng và vận hành khai thác công trình đường bộ và tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác bảo trì công trình đường bộ có trách nhiệm:
a) Khi phát hiện công trình, bộ phận công trình đường bộ có dấu hiệu nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho khai thác, sử dụng phải thực hiện các công việc: kiểm tra lại hiện trạng công trình; tổ chức kiểm định chất lượng công trình (nếu thấy cần thiết); quyết định các biện pháp khẩn cấp như hạn chế sử dụng công trình, hạn chế tải trọng, hạn chế tốc độ, ngừng khai thác sử dụng công trình, di chuyển người, phương tiện giao thông và tài sản để đảm bảo an toàn nếu công trình có nguy cơ sập đổ; báo cáo ngay với chính quyền địa phương nơi gần nhất; sửa chữa những hư hỏng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, an toàn vận hành của công trình. Trường hợp không xử lý kịp thời, gây thiệt hại về người và tài sản thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đối với các trường hợp thuộc hệ thống đường trung ương (bao gồm cả đường do doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác), ngoài việc báo cáo chính quyền địa phương nơi gần nhất, còn phải báo cáo ngay Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Trường hợp cần phá dỡ công trình phải báo cáo cấp có thẩm quyền và thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
b) Phối hợp với chính quyền địa phương và thực hiện các công việc quy định tại Điều 40 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và điểm a khoản này.
2. Mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền thông báo cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, cơ quan quản lý nhà nước hoặc các phương tiện thông tin đại chúng biết khi phát hiện bộ phận công trình, công trình đường bộ xảy ra sự cố hoặc có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng để xử lý kịp thời.”

Như vậy, việc xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho khai thác, sử dụng được thực hiện theo quy định như trên.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

44 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}