Kết quả của kỳ họp bất thường lần thứ 7 ngày 2/5/2024 là gì? Chương trình và các hình thức làm việc tại kỳ họp bất thường của Quốc hội ra sao?

Kết quả của kỳ họp bất thường lần thứ 7 ngày 2/5/2024 là gì? Chương trình và các hình thức làm việc tại kỳ họp bất thường của Quốc hội ra sao? Chị L - TPHCM

Kết quả của kỳ họp bất thường lần thứ 7 ngày 2/5/2024 là gì?

Kỳ họp bất thường lần thứ 7 diễn ra trong buổi chiều 2/5/2024 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Xem xét việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021- 2026, phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Vương Đình Huệ thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng.

Xem xét việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Dương Văn Thái thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang.

Kết quả: Sau khi nghe trình bày các Tờ trình, ý kiến phát biểu của ông Vương Đình Huệ, Quốc hội đã thảo luận, bỏ phiếu kín thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021- 2026, phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Vương Đình Huệ.

Đồng thời, Quốc hội thông qua Nghị quyết bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với ông Dương Văn Thái.

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Kết quả của kỳ họp bất thường lần thứ 7 ngày 2/5/2024 là gì? Chương trình và các hình thức làm việc tại kỳ họp bất thường của Quốc hội ra sao?

Kết quả của kỳ họp bất thường lần thứ 7 ngày 2/5/2024 là gì? Chương trình và các hình thức làm việc tại kỳ họp bất thường của Quốc hội ra sao? (Hình từ internet)

Chương trình và các hình thức làm việc tại kỳ họp bất thường của Quốc hội ra sao?

Theo quy định tại Điều 90 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 thì họp bất thường của Quốc hội là kỳ họp của Quốc hội.

Do đó, chương trình kỳ họp bất thường và các hình thức làm việc tại kỳ họp bất thường của Quốc hội cũng được thực hiện theo quy định về chương trình kỳ họp và các hình thức làm việc tại kỳ họp thường lệ của Quốc hội, cụ thể như sau:

(1) Quy định về chương trình kỳ họp

Căn cứ Điều 91 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về chương trình kỳ họp Quốc hội như sau:

- Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội.

Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước dự kiến chương trình kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới.

- Dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp thường lệ và chậm nhất là 04 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp bất thường.

- Quốc hội quyết định chương trình kỳ họp Quốc hội. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp.

(2) Quy định về các hình thức làm việc tại kỳ họp của Quốc hội

Căn cứ Điều 94 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về các hình thức làm việc tại kỳ họp Quốc hội như sau:

- Các phiên họp toàn thể của Quốc hội.

- Các phiên họp do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức để thảo luận, xem xét về các nội dung thuộc chương trình kỳ họp.

- Các phiên họp do Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tổ chức để thảo luận, xem xét về các nội dung trong chương trình kỳ họp thuộc lĩnh vực Hội đồng, Ủy ban phụ trách.

- Các phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội, Tổ đại biểu Quốc hội thảo luận về các nội dung thuộc chương trình kỳ họp.

- Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Quốc hội mời Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội khác có liên quan trao đổi về những vấn đề trình Quốc hội xem xét, quyết định.

- Ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội tại phiên họp toàn thể, phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội, Tổ đại biểu Quốc hội, ý kiến góp ý bằng văn bản của đại biểu Quốc hội có giá trị như nhau và được tập hợp, tổng hợp đầy đủ để báo cáo Quốc hội.

Quốc hội khóa 15 họp bất thường khi nào?

Theo khoản 2 Điều 90 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về các kỳ họp Quốc hội như sau:

Kỳ họp Quốc hội
1. Quốc hội họp công khai.
Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín.
2. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ.
Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường.
3. Quốc hội thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình tại kỳ họp Quốc hội theo thủ tục quy định tại Nội quy kỳ họp Quốc hội và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó, Quốc hội nói chung và Quốc hội khóa 15 nói riêng họp bất thường trong các trường hợp sau:

Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu họp bất thường.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}