Quản lý công tác giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân như thế nào từ ngày 15/6/2022?

Vừa qua, Bộ Công an đã ban hành Thông tư 19/2022/TT-BCA về việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn khiếu nại, phản ánh trong công an nhân dân. Theo đó, công tác quản lý giải quyết khiếu nại sẽ có những quy định mới như thế nào so với trước đây?

Quy định về quản lý công tác giải quyết khiếu nại của Thanh tra Công an nhân dân?

Căn cứ Điều 17 Thông tư 19/2022/TT-BCA quy định như sau:

“Điều 17. Quản lý công tác giải quyết khiếu nại của Thanh tra Công an nhân dân
1. Thanh tra Bộ Công an giúp Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất quản lý nhà nước về:
a) Giải quyết khiếu nại hành chính, khiếu nại kỷ luật;
b) Theo dõi kết quả giải quyết khiếu nại thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự, thi hành án hình sự trong Công an nhân dân.
2. Thanh tra Công an giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cùng cấp thống nhất quản lý nhà nước về:
a) Công tác giải quyết khiếu nại hành chính, khiếu nại kỷ luật của đơn vị, địa phương;
b) Theo dõi kết quả giải quyết khiếu nại thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự, thi hành án hình sự của đơn vị, địa phương.
3. Đối với Công an đơn vị, địa phương không có tổ chức Thanh tra, việc quản lý công tác giải quyết khiếu nại do Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương đó chịu trách nhiệm phân công, tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, thanh tra công an nhân dân phải thống nhất quản lý về giải quyết khiếu nại hành chính, khiếu nại kỷ luật và theo dõi kết quả giải quyết khiếu nại thuộc lĩnh vực hình sự trong công an nhân dân.

Ngoài ra, thanh tra công an nhân dân còn phối hợp giúp đỡ thủ trưởng cơ quan, đơn vị công an cùng cấp thống nhất quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại tại đơn vị, địa phương và theo dõi kết quả giải quyết khiếu nại thuộc lĩnh vực hình sự tại đơn vị, địa phương.

Quy định mới nhất về quản lý công tác giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân sẽ có hiệu lực vào ngày 15/6/2022?

Quy định mới nhất về quản lý công tác giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân sẽ có hiệu lực vào ngày 15/6/2022?

Quy định về quản lý công tác giải quyết khiếu nại của Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân?

Căn cứ Điều 18 Thông tư 19/2022/TT-BCA quy định như sau:

“Điều 18. Quản lý công tác giải quyết khiếu nại của Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân
1. Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp công tác giải quyết khiếu nại thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự của lực lượng cảnh sát điều tra các cấp.
2. Văn phòng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp công tác giải quyết khiếu nại thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự của lực lượng an ninh điều tra các cấp.
3. Cơ quan điều tra giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cùng cấp quản lý về công tác giải quyết khiếu nại thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự của đơn vị, địa phương.”

Theo đó, những cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công tác giải quyết khiếu nại của cơ quan điều tra Công an nhân dân sẽ là văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an; Văn phòng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an và Cơ quan điều tra.

Quy định về quản lý công tác giải quyết khiếu nại của Cơ quan thi hành án hình sự trong Công an nhân dân?

Theo Điều 19 Thông tư 19/2022/TT-BCA quy định như sau:

“Điều 19. Quản lý công tác giải quyết khiếu nại của Cơ quan thi hành án hình sự trong Công an nhân dân
1. Cục Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng Bộ Công an chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp về công tác giải quyết khiếu nại thuộc lĩnh vực thi hành án hình sự trong Công an nhân dân.
2. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, có trách nhiệm giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cùng cấp quản lý về công tác giải quyết khiếu nại thuộc lĩnh vực thi hành án hình sự của đơn vị, địa phương.”

Như vậy, Cục cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng Bộ Công an và Cơ quan quản lý thi hành án hình sự các cấp sẽ quản lý công tác giải quyết khiếu nại của Cơ quan thi hành án hình sự trong Công an nhân dân.

Cơ quan thanh tra Công an nhân dân có trách nhiệm gì?

Căn cứ Điều 20 Thông tư 19/2022/TT-BCA quy định như sau:

“Điều 20. Trách nhiệm của Thanh tra Công an nhân dân
1. Thanh tra Công an các cấp có trách nhiệm tham mưu, đề xuất Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền; trừ khiếu nại lần đầu về quyết định kỷ luật cán bộ, chiến sĩ Công an.
2. Trường hợp khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu về kỷ luật cán bộ, chiến sĩ Công an, Thanh tra Công an các cấp tham mưu, đề xuất giao cơ quan chức năng có thẩm quyền trong Công an nhân dân thụ lý, giải quyết theo quy định.
3. Trường hợp khiếu nại quyết định kỷ luật của Giám đốc học viện, Hiệu trưởng các trường Công an nhân dân đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết, Thanh tra Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng tham mưu người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, thanh tra công an các cấp phải tham mưu, đề xuất cho Thủ trưởng giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền.

Trên đây là những quy định về quản lý công tác giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân.

Thông tư 19/2022/TT-BCA có hiệu lực vào ngày 15/6/2022.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

23 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}