Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030 được hướng dẫn thực hiện như thế nào?

Cho tôi hỏi chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030 được hướng dẫn thực hiện như thế nào? - Câu hỏi của anh Quang từ Cà Mau

Hướng dẫn thực hiện Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030?

Ngày 08/9/2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Công văn 3380/BVHTTDL-DSVH năm 2022 hướng dẫn một số nội dung dự án thành phần thuộc Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030.

Tại tiểu mục 1, tiểu mục 2 Mục II Công văn 3380/BVHTTDL-DSVH năm 2022 hướng dẫn một số nội dung cụ thể trong Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030 như sau:

Nội dung thứ nhất: Hoàn thiện cơ chế, chính sách và các quy định pháp luật

- Đối tượng hỗ trợ: Cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa và Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trên phạm vi toàn quốc.

- Nội dung thực hiện:

+ Thứ nhất: Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành di sản văn hóa đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số; đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật, quy định pháp luật có liên quan nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực di sản văn hóa.

+ Thứ hai: Xây dựng, hoàn thiện và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về di sản văn hóa số và ứng dụng công nghệ trong việc số hóa thông tin, chuẩn hóa hệ dữ liệu di sản văn hóa trong kho dữ liệu số quốc gia; kết nối, liên thông, chia sẻ thông tin, dữ liệu với các lĩnh vực bảo tàng, thư viện; xác lập quyền truy cập, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu cho các tổ chức, cá nhân phục vụ phát triển du lịch và các nhu cầu khác ở trong nước và quốc tế.

+ Thứ ba: Xây dựng danh sách ưu tiên các di sản cần số hóa; cập nhật thường xuyên danh sách này để bảo đảm hiệu quả về đầu tư và đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội trong giai đoạn chuyển đổi số.

+ Thứ tư: Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển và cùng khai thác hệ sinh thái số về di sản văn hóa; khuyến khích việc tài trợ và đóng góp, ủng hộ vật chất cũng như các điều kiện khác thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực di sản văn hóa.

Nội dung thứ hai: Xây dựng nền tảng kỹ thuật số và các bộ tiêu chuẩn chung về lưu trữ

- Đối tượng hỗ trợ: Cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa.

- Nội dung thực hiện:

+ Thứ nhất: Trang bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các đơn vị thuộc đối tượng và phạm vi của Chương trình, nhằm bảo đảm sự tương đồng về hạ tầng kỹ thuật trong toàn hệ thống.

+ Thứ hai: Xây dựng hệ thống tiêu chí chuyển đổi số cho các thông tin dữ liệu ứngdụng trên phần mềm lưu trữ, bản đồ số và liên kết, khai thác dữ liệu đa chiều về di sản văn hóa thống nhất trên toàn quốc, bao gồm:

+ Thứ ba: Nghiên cứu, xây dựng thống nhất nền tảng kỹ thuật số chung về quản lý, bảo tồn các dữ liệu trong lĩnh vực di sản văn hóa; có khả năng mở rộng để các địa phương, tổ chức kết nối và tích hợp với các hệ thống thông tin khác của Chính phủ, địa phương và các tổ chức liên quan.

+ Thứ tư: Xây dựng phần mềm, ứng dụng quản lý cơ sở dữ liệu các di sản văn hóa trên nền tảng bản đồ số thống nhất VMAP của Đề án Hệ Tri thức Việt số hóa, cho phép lưu trữ, quản lý, khai thác và lập báo cáo từ các nguồn dữ liệu số hóa; bảo đảm việc tra cứu thuận tiện đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước, khả năng tích hợp, chia sẻ, kết nối và trực quan trong quá trình quản lý, khai thác.

Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030 được hướng dẫn thực hiện như thế nào?

Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030 được hướng dẫn thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng được hướng dẫn như thế nào?

Tại tiểu mục 5 Mục II Công văn 3380/BVHTTDL-DSVH năm 2022 hướng dẫn bảo đảm an toàn, an ninh mạng như sau:

Bảo đảm an toàn, an ninh mạng

- Đối tượng hỗ trợ: Hệ thống an ninh, an toàn cơ sở dữ liệu của cơ quan

quản lý nhà nước về di sản văn hóa.

- Nội dung thực hiện:

+ Thứ nhất: Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng; quản lý và giám sát an toàn thông tin; bảo mật dữ liệu, bảo đảm cơ chế sao lưu, phục hồi máy chủ, máy trạm, các thiết bị đầu cuối liên quan.

+ Thứ hai: Xây dựng hạ tầng, nền tảng số, dữ liệu số bảo đảm thông tin tin cậy, an toàn, lành mạnh; phát triển hệ thống nền tảng, hạ tầng, mạng lưới gắn với bảo đảm an toàn, an ninh mạng, có khả năng tự sàng lọc, phát hiện mã độc tấn công, bảo vệ ở mức căn bản.

+ Thứ ba: Xây dựng tiêu chí cho bộ công cụ giám sát, kiểm tra cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam và hệ thống cơ sở dữ liệu số Di sản văn hóa Việt Nam; xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá và công khai minh bạch trên mạng Internet.

+ Thứ tư: Tổ chức lực lượng ứng cứu sự cố an toàn, an ninh mạng.

Hướng dẫn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ra sao?

Tại tiểu mục 6 Mục II Công văn 3380/BVHTTDL-DSVH năm 2022 hướng dẫn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như sau:

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Đối tượng hỗ trợ: Các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan quản lý/sở hữu về di sản văn hóa trên phạm vi toàn quốc.

- Nội dung thực hiện:

+ Thứ nhất: Đổi mới chương trình, hình thức và đẩy mạnh bồi dưỡng, đào tạo lại; tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, trình độ, kỹ năng về chuyển đổi số cho cán bộ quản lý và người làm công tác di sản văn hóa.

+ Thứ hai: Biên soạn đầy đủ sách, tài liệu hướng dẫn Chương trình số hóa di sản văn hóa, bồi dưỡng với nội dung, hình thức phong phú, dễ nắm bắt, cập nhật và công khai trên mạng Internet để cộng đồng sử dụng.

+ Thứ ba: Huy động sự tham gia về nhân lực của các doanh nghiệp, tổ chức vào tiến trình chuyển đổi số ngành di sản văn hóa.

Xem chi tiết toàn bộ 07 nội dung trong Mục II Công văn 3380/BVHTTDL-DSVH năm 2022 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn một số nội dung dự án thành phần thuộc Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030: Tại đây

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}