Học viện Tư pháp thông báo tuyển sinh lớp đào tạo nghề đấu giá khóa 15 năm 2023? Mức học phí và dịch vụ xét tuyển được quy định như thế nào?

Cho hỏi có phải Học viện Tư pháp đã thông báo tuyển sinh lớp đào tạo nghề đấu giá khóa 15 năm 2023 đúng không? Câu hỏi của bạn Trúc đến từ Hà Nội.

Muốn trở thành đấu giá viên thì bắt buộc phải tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá đúng không?

Căn cứ tại Điều 10 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về tiêu chuẩn của đấu giá viên như sau:

Tiêu chuẩn đấu giá viên
Đấu giá viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 11 của Luật này, trừ trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 12 của Luật này;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.

Như vậy, theo quy định trên thì tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá là một trong những tiêu chuẩn bắt buộc để trở thành đấu giá viên. Do đó, người muốn trở thành đấu giá viên trước hết phải tham gia lớp đào tạo nghề đấu giá.

Học viện Tư pháp thông báo tuyển sinh lớp đào tạo nghề đấu giá khóa 15 năm 2023? Mức học phí và dịch vụ xét tuyển được quy định như thế nào?

Học viện Tư pháp thông báo tuyển sinh lớp đào tạo nghề đấu giá khóa 15 năm 2023? Mức học phí và dịch vụ xét tuyển được quy định như thế nào?

Học viện Tư pháp thông báo tuyển sinh lớp đào tạo nghề đấu giá năm 2023?

Ngày 21/02/2023, Học Viện Tư pháp ban hành Thông báo tuyển sinh lớp đào tạo nghề đấu giá khóa 15 năm 2023 tại TP. Hồ Chí Minh thực hiện theo Kế hoạch tuyển sinh năm 2023.

Theo đó, Chương trình đào tạo với tên gọi Chương trình chi tiết đào tạo nghề Đấu giá (chương trình đào tạo kết hợp trực tiếp và trực tuyến) ban hành kèm theo Quyết định 1187/Qđ-HVTP của Giám đốc Học viện Tư pháp.

- Hình thức đào tạo: Đào tạo theo tín chỉ (20 tín chỉ).

- Thời gian đào tạo: 06 tháng.

- Văn bằng tốt nghiệp: Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá

- Địa điểm đào tạo:

+ Tại TP. Hà Nội: Học viện Tư Pháp, phố Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

+ Tại TP. Hồ Chí Minh: Cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh - Số 821 Kha Vạn Cân, phường Linh Tây, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Đối tượng được tham gia đào tạo nghề đấu giá gồm:

- Người có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có thời gian làm việc trong lĩnh vực được đào tạo từ 03 năm trở lên (được tính từ khi có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng).

Mức học phí và dịch vụ xét tuyển được quy định như thế nào?

Mức học phí và dịch vụ xét tuyển quy định tại Mục 5 Thông báo 167/TB-HVTP năm 2023 như sau:

- Mức thu dịch vụ xét tuyển: 200.000 đồng/01 thí sinh.

- Học phí: Theo Quyết định 1706/QĐ-HVTP ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Giám đốc Học viện Tư pháp. Cụ thể:

+ Mức học phí là 15.870.000 đồng/học viên/khóa học (Mười lăm triệu tám trăm bảy mươi nghìn đồng chẵn).

Hàng năm mức học phí trên có thể tăng thêm, mức tăng có thể thay đổi theo quy định của pháp luật và quyết định của Giám đốc Học viện Tư pháp.

+ Thí sinh được hưởng ưu đãi miễn, giảm học phí và điều kiện áp dụng theo quy định tại Điều 2 Quyết định 1706/QĐ-HVTP ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Giám đốc Học viện Tư pháp phải chuẩn bị và nộp bộ hồ sơ hưởng ưu đãi ngay khi nộp hồ sơ dự tuyển: (02 bản công chứng hoặc chứng thực giấy khai sinh + giấy chứng nhận, thẻ thương bệnh binh..., Giấy chứng nhận/Chứng chỉ tốt nghiệp lớp đào tạo theo nhu cầu xã hội của Học viện Tư pháp).

Hồ sơ dự tuyển và thủ tục nộp hồ sơ như thế nào?

Về hồ sơ dự tuyển:

Hồ sơ dự tuyển quy định tại tiểu mục 6 Thông báo 167/TB-HVTP năm 2023 như sau:

- Hồ sơ dự tuyển là hồ sơ theo mẫu của Học viện Tư pháp

hình

Tải hồ sơ trên Cổng thông tin điện tử của Học viện Tư pháp: http://hocvientuphap.edu.vn/daotao/Pages/cac-mau-don.aspx?ItemID=9

Mỗi thí sinh nộp 02 bộ hồ sơ (bản giấy) gồm:

- 02 Sơ yếu lý lịch (theo mẫu của Học viện Tư pháp);

- 02 Phiếu đăng ký tuyển sinh dán ảnh (theo mẫu của Học viện Tư pháp);

- 02 Đơn xin xác nhận thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 03 năm trở lên có xác nhận của cơ quan/đơn vị công tác (theo mẫu của Học viện Tư pháp);

- 02 Bản sao chứng thực bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng. Đối với bằng tốt nghiệp ở nước ngoài phải có giấy chứng nhận của Cục Quản lý chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc văn bản xác định trường hợp không phải công nhận văn bằng tương đương;

- 04 ảnh 4x6 (ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của thí sinh ở mặt sau ảnh);

- 01 phong bì dán tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.

Về thủ tục nộp hồ sơ dự tuyển:

Thủ tục nộp hồ sơ dự tuyển quy định tại tiểu mục 6 Thông báo 167/TB-HVTP năm 2023:

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì thí sinh gửi hồ sơ và nộp phí dịch vụ xét tuyển 200.000 đồng cho Học viện Tư pháp theo cách thức sau:

- Nộp hồ sơ dự tuyển trực tiếp;

- Gửi hồ sơ dự tuyển qua bưu điện.

Thời gian nộp hồ sơ là đến khi nào?

Thời gian nộp hồ sơ quy định tại Mục 6 Thông báo 167/TB-HVTP năm 2023 như sau:

- Tại TP. Hồ Chí Minh: Hết ngày 06/3/2023;

- Tại TP. Hà Nội: Hết ngày 17/4/2023.

Xem chi tiết toàn bộ Thông báo 167/TB-HVTP năm 2023 tại đây

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}