Hiện nay thẩm phán có hệ số lương là bao nhiêu? Sẽ bổ sung quy định về hệ thống tiền lương Thẩm phán có đúng không?

Tôi muốn hỏi sẽ bổ sung quy định về hệ thống tiền lương Thẩm phán có đúng không? - câu hỏi của anh Quân đến từ Hà Nội

Hiện nay thẩm phán có hệ số lương là bao nhiêu?

Căn cứ Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành tòa án, ngành kiểm sát ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 thì hệ số lương của Thẩm phán và Thư ký tòa án được áp dụng như sau:

- Đối với thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao áp dụng mức lương của công chức A3, có hệ số lương dao động từ 6,2 - 8,0.

- Đối với thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh (Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, đô thị loại 1 và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại) áp dụng mức lương của công chức loại A2 có hệ số lương từ 4,4 - 6,78.

- Đối với thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện (Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại 2, loại 3, các quận của Thành phố Hà Nội, quận thuộc Thành phố Hồ Chí Minh và các quận, huyện, thị xã còn lại), áp dụng mức lương của công chức loại A1 có hệ số lương từ 2,34 - 4,98.

Hiện nay thẩm phán có hệ số lương là bao nhiêu? Sẽ bổ sung quy định về hệ thống tiền lương Thẩm phán có đúng không?

Hiện nay thẩm phán có hệ số lương là bao nhiêu? Sẽ bổ sung quy định về hệ thống tiền lương Thẩm phán có đúng không?

Sẽ bổ sung quy định về hệ thống tiền lương Thẩm phán có đúng không?

Tại Dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Tổ chức tòa án nhân dân Tải về thì đã có những nội dung liên quan đến định hướng sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ lương của Thẩm phán.

Cụ thể thì Dự thảo tờ trình này đưa ra quan điểm phải cải cách chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao như sau:

Sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ đối với Thẩm phán theo hướng xác định thang, bảng lương riêng đối với từng ngạch, bậc Thẩm phán.

Theo đó, Dự thảo này cũng nêu ra giải pháp sẽ sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ đối với Thẩm phán theo hướng xác định thang, bảng lương riêng đối với từng ngạch, bậc Thẩm phán.

Thẩm phán hiện nay được hưởng những chính sách như thế nào?

Căn cứ Điều 75 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 có quy định như sau:

Chế độ, chính sách đối với Thẩm phán
1. Nhà nước có chính sách ưu tiên về tiền lương, phụ cấp đối với Thẩm phán.
2. Thẩm phán được cấp trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán để làm nhiệm vụ.
3. Thẩm phán được bảo đảm tôn trọng danh dự, uy tín; được bảo vệ khi thi hành công vụ và trong trường hợp cần thiết.
4. Thẩm phán được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ và nghiệp vụ Tòa án.
5. Nghiêm cấm các hành vi cản trở, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán và thân nhân của Thẩm phán.
6. Thẩm phán được tôn vinh và khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
7. Chế độ tiền lương, phụ cấp; mẫu trang phục, cấp phát và sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Theo đó, Chế độ, chính sách đối với Thẩm phán hiện nay gồm:

- Nhà nước có chính sách ưu tiên về tiền lương, phụ cấp đối với Thẩm phán.

- Thẩm phán được cấp trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán để làm nhiệm vụ.

- Thẩm phán được bảo đảm tôn trọng danh dự, uy tín; được bảo vệ khi thi hành công vụ và trong trường hợp cần thiết.

- Thẩm phán được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ và nghiệp vụ Tòa án.

- Nghiêm cấm các hành vi cản trở, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán và thân nhân của Thẩm phán.

- Thẩm phán được tôn vinh và khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

- Chế độ tiền lương, phụ cấp; mẫu trang phục, cấp phát và sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Thẩm phán không được làm những việc nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 77 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 có quy định những công việc mà thẩm phán không được làm như sau:

- Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.

- Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật.

- Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án.

- Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.

- Tiếp bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}