Hà Nội: Đối tượng trên 50 tuổi hoặc suy giảm miễn dịch được triển khai tiêm mũi nhắc lại lần 2 vắc xin phòng COVID-19?

Cho tôi hỏi là theo kế hoạch triển khai tiêm mũi nhắc lại lần 2 sắp tới của Hà Nội thì đối tượng nào được tiêm vắc xin phòng covid, các đối tượng đó được tiêm vắc xin nào? Mong được giải đáp thắc mắc, tôi cảm ơn!

Nguyên tắc tổ chức tiêm mũi nhắc lại lần 2 vắc xin phòng COVID-19 ở Hà Nội như thế nào?

Theo Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội quy định về tổ chức tiêm mũi nhắc lại lần 2 vắc xin phòng COVID-19 ở Hà Nội như sau:

- Huy động sự vào cuộc của tất cả các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, các ban, ngành, đoàn thể... trong đó nòng cốt là lực lượng y tế cơ sở cùng các cơ sở y tế trong và ngoài công lập đóng trên địa bàn tham gia chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. 

- Tổ chức triển khai tiêm chủng ngay sau khi tiếp nhận vắc xin đảm bảo đúng tiến độ yêu cầu. 

Thời gian và đối tượng triển khai theo kế hoạch mũi nhắc lại lần 2 vắc xin phòng COVID-19 ở Hà Nội như thế nào?

Theo Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội quy định về thời gian và đối tượng triển khai theo kế hoạch mũi nhắc lại lần 2 vắc xin phòng COVID-19 ở Hà Nội như sau:

- Thời gian: Từ tháng 6/2022. 

- Đối tượng triển khai:

+ Người từ 50 tuổi trở lên.

+ Người từ 18 tuổi trở lên thuộc một trong 2 nhóm sau:

* Có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng. 

* Thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19: Cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân, người làm việc tại các khu công nghiệp. 

+ Các đối tượng khác theo chỉ đạo của Bộ Y tế.

- Phạm vi triển khai Triển khai đồng loạt trên toàn thành phố Hà Nội.

- Loại vắc xin 

+ Vắc xin sử dụng để tiêm nhắc lại lần 2 (mũi 4) bao gồm: vắc xin mRNA (vắc xin do hãng Pfizer hoặc Moderna sản xuất); vắc xin do AstraZeneca sản xuất; vắc xin cùng loại với mũi 3 (mũi nhắc lần 1). 

- Hình thức, lộ trình triển khai 

+ Tổ chức tiêm chủng miễn phí cho tất cả các đối tượng nêu trên, theo hình thức tiêm chủng chiến dịch. 

+ Triển khai tiêm ngay khi tiếp nhận vắc xin từ Bộ Y tế (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương).

Hà Nội: Đối tượng trên 50 tuổi hoặc suy giảm miễn dịch được triển khai tiêm mũi nhắc lại lần 2 vắc xin phòng COVID-19?

Hà Nội: Đối tượng trên 50 tuổi hoặc suy giảm miễn dịch được triển khai tiêm mũi nhắc lại lần 2 vắc xin phòng COVID-19?

Công tác chỉ đạo và truyền thông triển khai tổ chức tiêm mũi nhắc lại lần 2 vắc xin phòng COVID-19 ở Hà Nội ra sao?

Theo Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2022 của UBND thành phố Hà Nội quy định về công tác chỉ đạo và truyền thông triển khai tổ chức tiêm mũi nhắc lại lần 2 vắc xin phòng COVID-19 như sau:

(a) Công tác chỉ đạo 

- Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng kế hoạch chỉ đạo các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã triển khai công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19 mũi nhắc lại lần 2. 

- Trên cơ sở Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã xây dựng Kế hoạch để chỉ đạo tổ chức tiêm chủng trên địa bàn. 

(b) Truyền thông về triển khai vắc xin phòng COVID-19 mũi nhắc lại lần 2 

- Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội xây dựng Kế hoạch truyền thông về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2. 

- Chủ động cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí để tuyên truyền cho người dân về lợi ích của vắc xin, lịch tiêm chủng, tính an toàn của vắc xin, các sự cố bất lợi sau tiêm. 

- Xây dựng phương án kịp thời xử lý với các tình huống khủng hoảng truyền thông liên quan đến tiêm chủng vắc xin COVID-19 (nếu có). 

- Tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng truyền thông tại các đường dây nóng (của Thành phố, của Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn) và tổng đài trả lời tự động để tư vấn, hướng dẫn tiêm chủng cho Nhân dân. 

(c) Tập huấn cho cán bộ y tế về triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 

- Tập huấn về mục đích, nội dung, cách thức tổ chức tiêm chủng, giám sát tiêm chiến dịch vắc xin COVID -19 mũi nhắc lại lần 2 cho 100% cán bộ tham gia công tác chỉ đạo, giám sát. 

- Tập huấn về xây dựng Kế hoạch chi tiết, điều tra lập danh sách đối tượng, tiếp nhận, bảo quản, hướng dẫn sử dụng vắc xin, tổ chức điểm tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn, phòng và xử trí phản vệ, giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng, thống kê báo cáo. 

(d) Công tác tiếp nhận, bảo quản, cấp phát vắc xin và vật tư tiêm chủng 

- Luôn đảm bảo đủ trang thiết bị vận chuyển, bảo quản vắc xin, vật tư tiêm chủng. 

- Việc tiếp nhận, bảo quản, cấp phát vắc xin và vật tư tiêm chủng phải tuân thủ theo đúng quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và các hướng dẫn khác của Bộ Y tế. 

(e) Công tác điều tra đối tượng 

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm công tác rà soát đối tượng và lập danh sách đối tượng cần tiêm chủng trên địa bàn. 

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều tra đối tượng cần tiêm chủng, tổng hợp đối tượng cần tiêm, nhập thông tin đối tượng và mũi tiêm lên phần 

mềm tiêm chủng COVID-19. 

(f) Tổ chức buổi tiêm chủng 

- Căn cứ đối tượng cần tiêm, tổ chức các điểm tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại trạm Y tế xã, phường, thị trấn và các điểm tiêm chủng lưu động tại xí nghiệp, công ty tại các khu công nghiệp, bệnh viện, cơ quan... hoặc huy động các điểm tiêm chủng tại bệnh viện, phòng khám trong và ngoài công lập, các bệnh viện Bộ, ngành đóng trên địa bàn, các cơ sở tiêm chủng dịch vụ và tăng cường hỗ trợ nhân viên có chứng nhận an toàn tiêm chủng tăng cường tại các điểm tiêm.. 

- Triển khai các điểm tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đảm bảo an toàn, chất lượng và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Tiêm chủng đúng đối tượng được lựa chọn, đảm bảo chất lượng và an toàn theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và các quy định của Bộ Y tế về tiêm chủng. 

- Tổ chức các đội cấp cứu kịp thời xử trí các sự cố bất lợi sau tiêm chủng. 7. Giám sát và xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng 

Giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Khi xảy ra sự cố tại biên nặng sau tiêm chủng thực hiện điều tra, báo cáo, xử lý trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, Thông tư số 34/2018/TT-BYT 

ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế và Công văn số 3886/BYT-DP ngày 11/5/2021 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn giám sát sự cố bất lợi sau tiêm vắc xin phòng COVID-19. 

(g) Quản lý bơm kim tiêm và rác thải y tế sau tiêm chủng 

- Thực hiện hủy lọ vắc xin sau khi sử dụng và bơm kim tiêm theo quy định tại văn bản số 102/MT-YT ngày 04/3/2021 của Bộ Y tế về hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, công văn số 5679/BYT-MT ngày 21/7/2021 của Bộ Y tế về việc tiếp tục quản lý xử lý vỏ lọ vắc xin COVID-19 và theo Thông tư số 20/2001/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế. 

(h) Công tác kiểm tra, giám sát, báo cáo - Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị, tổ chức tiêm chủng. - Thực hiện chế độ báo cáo đúng quy định

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

29 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}