Hướng dẫn tổ chức kỳ họp Quốc hội trực tuyến theo quy định mới nhất? Trách nhiệm của Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khi tổ chức kỳ họp trực tuyến?

Trách nhiệm của Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khi tổ chức kỳ họp trực tuyến? - Câu hỏi của anh Hoa tại An Giang.

Hình thức tổ chức kỳ họp Quốc hội là những hình thức nào?

Căn cứ Điều 6 Nghị quyết 31/2023/UBTVQH15 quy định các hình thức tổ chức kỳ họp Quốc hội bao gồm:

- Hình thức họp trực tiếp được thực hiện với sự tham gia trực tiếp của tất cả đại biểu Quốc hội tại một địa điểm.

- Hình thức họp trực tuyến được thực hiện qua hệ thống hội nghị truyền hình giữa điểm cầu chính tại Hà Nội và điểm cầu tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định số điểm cầu; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có điểm cầu; địa điểm đặt điểm cầu; Đoàn đại biểu Quốc hội tham gia họp tại từng điểm cầu.

Căn cứ tình hình thực tiễn, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội tham mưu Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tổ chức họp trực tuyến theo cách thức khác.

- Hình thức kết hợp giữa họp trực tiếp với họp trực tuyến được thực hiện trong trường hợp kỳ họp có các đợt họp được tổ chức theo hình thức họp trực tiếp và các đợt họp được tổ chức theo hình thức họp trực tuyến.

Hướng dẫn tổ chức kỳ họp Quốc hội trực tuyến theo quy định mới nhất? Trách nhiệm của Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khi tổ chức kỳ họp trực tuyến?

Hướng dẫn tổ chức kỳ họp Quốc hội trực tuyến theo quy định mới nhất? Trách nhiệm của Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khi tổ chức kỳ họp trực tuyến?

Trách nhiệm của Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội trong việc chuẩn bị tổ chức kỳ họp Quốc hội theo hình thức họp trực tuyến như thế nào?

Theo quy định tại Điều 9 Nghị quyết 31/2023/UBTVQH15, trách nhiệm của Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội trong việc chuẩn bị tổ chức kỳ họp Quốc hội theo hình thức họp trực tuyến quy định như sau:

- Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm sau đây:

+ Gửi danh sách đại biểu Quốc hội đăng ký họp tại điểm cầu mà Đoàn mình tham dự đến Tổng Thư ký Quốc hội để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội chậm nhất là 01 ngày trước ngày bắt đầu họp trực tuyến;

+ Tổ chức, điều hành các hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tại điểm cầu mà Đoàn mình tham dự theo đúng quy định tại Nội quy kỳ họp Quốc hội và các quy định khác có liên quan;

+ Quyết định danh sách người được mời dự tại điểm cầu mà Đoàn mình tham dự theo quy định, phù hợp với nội dung và điều kiện bảo đảm tại điểm cầu họp trực tuyến;

+ Phối hợp với Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội được phân công điều hành điểm cầu để lập danh sách người được mời dự tại điểm cầu đó trong trường hợp có nhiều Đoàn đại biểu Quốc hội cùng tham gia kỳ họp tại một điểm cầu.

- Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có điểm cầu họp trực tuyến có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Văn phòng Quốc hội và các cơ quan hữu quan chuẩn bị phòng họp trực tuyến phù hợp, bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật, an ninh, an toàn và điều kiện bảo đảm khác cho đại biểu Quốc hội tham gia kỳ họp tại điểm cầu đó.

- Trong trường hợp có nhiều Đoàn đại biểu Quốc hội cùng tham gia kỳ họp tại một điểm cầu thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công 01 Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội điều hành điểm cầu đó.

Đại biểu Quốc hội tham dự kỳ họp tại các điểm cầu họp trực tuyến theo quyết định của ai?

Theo quy định tại Điều 7 Nghị quyết 31/2023/UBTVQH15 về nội dung này như sau:

Đại biểu Quốc hội tham dự kỳ họp tại các điểm cầu họp trực tuyến
1. Đại biểu Quốc hội tham dự kỳ họp tại điểm cầu theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Đại biểu Quốc hội làm việc thường xuyên tại Hà Nội tham dự kỳ họp tại điểm cầu chính tại Hà Nội, trừ trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyết định khác.
3. Trong thời gian tổ chức kỳ họp theo hình thức họp trực tuyến, đại biểu Quốc hội được cử đi công tác không thể tham dự kỳ họp tại điểm cầu theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì có thể họp tại điểm cầu nơi mình công tác hoặc nơi gần nhất với nơi mình công tác. Chậm nhất là 02 ngày trước ngày dự kiến thay đổi điểm cầu dự họp, đại biểu Quốc hội đăng ký việc thay đổi điểm cầu dự họp với Tổng Thư ký Quốc hội để báo cáo Chủ tịch Quốc hội quyết định, đồng thời báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội nơi mình sinh hoạt và Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội nơi có điểm cầu dự kiến tham dự.

Như vậy, Đại biểu Quốc hội tham dự kỳ họp tại điểm cầu theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trừ 02 trường hợp sau:

- Đại biểu Quốc hội làm việc thường xuyên tại Hà Nội tham dự kỳ họp tại điểm cầu chính tại Hà Nội, trừ trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyết định khác.

- Trong thời gian tổ chức kỳ họp theo hình thức họp trực tuyến, đại biểu Quốc hội được cử đi công tác không thể tham dự kỳ họp tại điểm cầu theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì có thể họp tại điểm cầu nơi mình công tác hoặc nơi gần nhất với nơi mình công tác.

Chậm nhất là 02 ngày trước ngày dự kiến thay đổi điểm cầu dự họp, đại biểu Quốc hội đăng ký việc thay đổi điểm cầu dự họp với Tổng Thư ký Quốc hội để báo cáo Chủ tịch Quốc hội quyết định, đồng thời báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội nơi mình sinh hoạt và Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội nơi có điểm cầu dự kiến tham dự.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}