Giáo viên được hưởng phụ cấp độc hại trong trường hợp nào? Mức hưởng phụ cấp độc hại của giáo viên được quy định như thế nào?

Giáo viên được hưởng phụ cấp độc hại trong trường hợp nào? Mức hưởng phụ cấp độc hại của giáo viên được quy định như thế nào? Câu hỏi của bạn Q.A ở Hà Giang.

Trường hợp nào giáo viên được hưởng phụ cấp độc hại?

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện hưởng cụ thể như sau:

Điều kiện hưởng
1. Nhà giáo dạy thực hành, dạy tích hợp (sau đây gọi chung là nhà giáo dạy thực hành) tại phòng thực hành, xưởng thực hành của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ với những ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau:
a) Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc; dạy thực hành ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định;
b) Dạy thực hành trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh vượt quá tiêu chuẩn cho phép;
c) Dạy thực hành những ngành, nghề học phát sinh tiếng ồn lớn hoặc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép;
d) Dạy thực hành ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
2. Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

Như vậy, theo quy định trên thì giáo viên được hưởng phụ cấp độc hại khi dạy thực hành, dạy tích hợp tại phòng thực hành, xưởng thực hành của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ với những ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau:

- Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc.

- Dạy thực hành ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc các bệnh truyền nhiễm.

- Dạy thực hành trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

- Dạy thực hành những ngành, nghề học phát sinh tiếng ồn lớn hoặc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.

- Dạy thực hành ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Trường hợp nào giáo viên được hưởng phụ cấp độc hại?

Mức hưởng phụ cấp độc hại của giáo viên được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định về mức phụ cấp cụ thể như sau:

Mức phụ cấp
Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính theo mức Iương cơ sở, gồm các mức sau đây:
1. Mức 0,1 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
2. Mức 0,2 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có hai trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
3. Mức 0,3 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có ba trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
4. Mức 0,4 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có bốn yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì mức hưởng phụ cấp độc hại của giáo viên được chia làm 04 mức và được quy định tính theo các mức như sau:

- Mức 0,1 áp dụng đối với giáo viên dạy thực hành ngành, nghề học có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 113/2015/NĐ-CP.

- Mức 0,2 áp dụng đối với giáo viên dạy thực hành ngành, nghề học có hai trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 113/2015/NĐ-CP.

- Mức 0,3 áp dụng đối với giáo viên dạy thực hành ngành, nghề học có ba trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 113/2015/NĐ-CP.

- Mức 0,4 áp dụng đối với giáo viên dạy thực hành ngành, nghề học có bốn yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 113/2015/NĐ-CP.

Hướng dẫn cách tính tiền phụ cấp độc hại hằng tháng của giáo viên ra sao?

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH quy định về cách tính tiền phụ cấp độc hại hằng tháng của giáo viên bằng công thức sau:

Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm = (Mức phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng x Mức lương cơ sở) / (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x Số giờ dạy thực hành, tích hợp ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thực tế trong tháng.

Lưu ý: Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng theo Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP

Ví dụ 1: Giáo viên A là giáo viên dạy thực hành nghề Hàn tại xưởng thực hành của trường trung cấp (tiếp xúc trực tiếp với khí độc) thì mức phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng là 0,1.

- Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng.

- Định mức giờ giảng của giáo viên trong một năm là 480 giờ.

- Số giờ thực hành thực tế trong tháng là 30 giờ.

Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà giáo viên A được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của giáo viên = (0,1 x 1.800.000 đồng)/ (480 giờ/12 tháng) x 30 giờ = 135.000 đồng.

Ví dụ 2: Giáo viên B là giáo viên dạy thực hành nghề Hàn trong hầm tàu, hầm xà lan (tiếp xúc trực tiếp với khí độc và môi trường thiếu dưỡng khí) thì mức phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng là 0,2.

- Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng.

- Định mức giờ giảng của giáo viên trong một năm là 480 giờ.

- Số giờ thực hành thực tế trong tháng là 30 giờ.

Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà giáo viên B được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của giáo viên = (0,2 x 1.800.000 đồng)/ (480 giờ/12 tháng) x 30 giờ = 270.000 đồng.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}