Từ 19/7/2024, cơ sở giáo dục thường xuyên cần công khai thông tin nội dung gì để đủ điều kiện bảo đảm chất lượng hoạt động?
Từ 19/7/2024, cơ sở giáo dục thường xuyên cần công khai thông tin nội dung gì để đủ điều kiện bảo đảm chất lượng hoạt động?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 10 Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT quy định về điều kiện bảo đảm chất lượng hoạt động giáo dục thường xuyên bao gồm:
(1) Thông tin về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên:
- Số lượng giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên chia theo nhóm vị trí việc làm và trình độ được đào tạo;
- Số lượng, tỷ lệ giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên được đánh giá hằng năm theo quy định;
- Số lượng, tỷ lệ giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên hoàn thành bồi dưỡng hằng năm theo quy định.
(2) Thông tin về cơ sở vật chất:
- Số lượng, diện tích của phòng học, phòng học bộ môn, phòng chức năng, phòng chuyên môn, nghiệp vụ theo cơ cấu tổ chức của trung tâm;
- Số lượng thiết bị dạy học hiện có theo quy định danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học phổ thông, đối sánh với yêu cầu tối thiểu theo quy định.
(3) Thông tin về kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục:
- Kết quả tự đánh giá chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục; kế hoạch cải tiến chất lượng sau tự đánh giá;
- Kết quả đánh giá ngoài và công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục, của cơ sở giáo dục qua các mốc thời gian;
- Kế hoạch và kết quả thực hiện cải tiến chất lượng sau đánh giá ngoài trong 05 năm và hằng năm.
(4) Cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục của nước ngoài hoặc chương trình giáo dục tích hợp phải công khai thêm các nội dung sau đây:
- Tên chương trình, quốc gia cung cấp chương trình, thông tin chi tiết về đối tác thực hiện liên kết giáo dục để dạy chương trình giáo dục tích hợp;
- Tên cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục;
- Ngôn ngữ thực hiện các hoạt động giáo dục.
Từ 19/7/2024, cơ sở giáo dục thường xuyên cần công khai thông tin nội dung gì để đủ điều kiện bảo đảm chất lượng hoạt động? (Hình ảnh Internet)
Cơ sở giáo dục thường xuyên muốn hướng tới mục tiêu gì?
Căn cứ Điều 41 Luật Giáo dục 2019 quy định về mục tiêu của giáo dục thường xuyên như sau:
Mục tiêu của giáo dục thường xuyên
Giáo dục thường xuyên nhằm tạo điều kiện cho mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học tập suốt đời nhằm phát huy năng lực cá nhân, hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội; góp phần xây dựng xã hội học tập.
Như vậy, cơ sở giáo dục thường xuyên muốn hướng tới các mục tiêu nêu trên.
Kế hoạch, kết quả hoạt động giáo dục thường xuyên từ 19/7/2024 như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT quy định kế hoạch và kết quả hoạt động giáo dục thường xuyên bao gồm:
(1) Thông tin về kế hoạch hoạt động giáo dục trong năm học:
- Kế hoạch tuyển sinh của cơ sở giáo dục, trong đó quy định rõ đối tượng, chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh, các mốc thời gian thực hiện tuyển sinh và các thông tin liên quan;
- Kế hoạch giáo dục của cơ sở giáo dục;
- Các chương trình giáo dục thực hiện tại cơ sở giáo dục:
+ Danh mục và thông tin các chương trình giáo dục thường xuyên theo quy định, bao gồm: chương trình xóa mù chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp; chương trình giáo dục thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân;
+ Danh mục các chương trình liên kết đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp nghề, chương trình giáo dục thường xuyên;
- Yêu cầu phối hợp giữa cơ sở giáo dục với gia đình và xã hội đối với các chương trình giáo dục thường xuyên giảng dạy cho học viên dưới 18 tuổi;
- Các hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt của học viên ở cơ sở giáo dục.
(2) Thông tin về kết quả hoạt động giáo dục trong năm học trước:
- Kết quả tuyển sinh trong năm học trước;
- Tổng số học viên theo từng khóa học thuộc các chương trình giáo dục thường xuyên, chương trình liên kết đào tạo, số lượng học viên nam/ học viên nữ, học viên là người dân tộc thiểu số, học viên khuyết tật tại thời điểm báo cáo;
- Đối với chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông:
+ Thống kê kết quả học tập và rèn luyện của học viên cuối năm học, số học viên đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi đối với học viên giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;
+ Số học viên dự xét hoặc dự thi tốt nghiệp, được công nhận tốt nghiệp hoặc hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông; tỷ lệ học viên được công nhận tốt nghiệp cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông;
+ Số lượng học sinh trúng tuyển vào cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông; số lượng học sinh trúng tuyển đại học đối với cấp trung học phổ thông;
+ Tỷ lệ học viên học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học có việc làm sau 01 năm ra trường/ tốt nghiệp;
Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT quy định cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục của nước ngoài hoặc chương trình giáo dục tích hợp phải công khai thêm nội dung cụ thể như sau:
- Số lượng người học đang học (chia theo số lượng người học là người Việt Nam, số lượng người học là người nước ngoài).
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;