Từ 15/8/2022 sẽ không còn yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ bậc 4 đối với chức danh Âm thanh viên hạng I?

Xin chào Lawnet, cho tôi hỏi vấn đề sau: Trong thời gian sắp tới thì đối với chức danh âm thanh viên hạng I có cần phải đáp ứng chứng chỉ ngoại ngữ nào hay không? Xin cảm ơn!

Tiêu chuẩn về trình độ của chức danh âm thanh viên hạng I hiện nay được quy định thế nào?

Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT (một số quy định hết hiệu lực thi hành bởi điểm c khoản 2 Điều 11 Thông tư 03/2021/TT-BTTTT) quy định về nhiệm vụ, chức trách và tiêu chuẩn của chức danh âm thanh viên hạng I hiện nay như sau:

“Điều 3. Âm thanh viên hạng I
1. Nhiệm vụ:
- Chủ trì tổng kết chuyên môn, nghiệp vụ; chuẩn bị nội dung, tham gia các cuộc hội thảo chuyên ngành trong nước và trên thế giới;
- Tổ chức thực hiện ghi âm, hòa âm cho những phim, công trình nghệ thuật có quy mô lớn, phải sử dụng nhiều phương tiện kỹ thuật đảm bảo chất lượng âm thanh cao;
- Đưa ra định hướng phát triển kỹ thuật của đơn vị, ngành và cấp nhà nước;
- Quy hoạch, lập kế hoạch phát triển hệ thống kỹ thuật mang tính tiên tiến trong trung và dài hạn;
- Phát hiện và tổ chức ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực âm thanh nhầm góp phần nâng cao chất lượng nghệ thuật đối với các chương trình biểu diễn, điện ảnh và truyền hình;
- Chủ trì xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng cho ngạch âm thanh viên hạng dưới;
- Chuẩn bị nội dung, trực tiếp tham gia các cuộc hội thảo về âm thanh trong nước và trên thế giới.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành âm thanh, điện tử viễn thông hoặc tương đương trở lên;
b) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (sau đây viết tắt là Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT);
c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (sau đây viết tắt là Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT);
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Âm thanh viên hạng I.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;
b) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; Am hiểu về âm nhạc, nắm vững nguyên tắc kết hợp giữa các loại âm thanh, giữa âm thanh với hình ảnh hoặc với nghệ thuật biểu diễn;
c) Đã chủ trì hoặc tham gia biên tập ít nhất 04 (bốn) tác phẩm được Hội đồng nghệ thuật, khoa học chuyên ngành thừa nhận hoặc đạt giải thưởng; hoặc tham gia ít nhất 02 (hai) công trình lý luận, nghiên cứu lý luận về khoa học nghiệp vụ chuyên ngành (cấp Bộ, tỉnh hoặc tương đương);”

Theo đó, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với âm thanh viên hạng I là phải có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) và tốt nghiệp đại học chuyên ngành âm thanh, điện tử viễn thông hoặc tương đương trở lên.

Từ ngày 15/8/2022 sẽ không còn yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ bậc 4 đối với chức danh Âm thanh viên hạng I?

Từ ngày 15/8/2022 sẽ không còn yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ bậc 4 đối với chức danh Âm thanh viên hạng I?

Sẽ không còn yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ đối với chức danh âm thanh viên hạng I trong thời gian sắp tới?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 1 Thông tư 07/2022/TT-BTTTT quy định như sau:

“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2017/TTBTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông
1. Điều 3 được sửa đổi khoản 2, khoản 3 và bổ sung khoản 4 như sau:
“2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành âm thanh, điện tử - viễn thông;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành âm thanh viên.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Am hiểu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;
b) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; Am hiểu về âm thanh, năm vững nguyên tắc kết hợp giữa các loại âm thanh, giữa âm thanh với hình ảnh hoặc với nghệ thuật biểu diễn,
c) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
…”

Theo đó, trong thời gian sắp tới thì về tiêu chuẩn trình độ đào tạo bồi dưỡng sẽ không còn yêu cầu âm thanh viên hạng I phải có chứng chỉ ngoại ngữ bậc 4 (B2) như quy định hiện nay. Thay vào đó, âm thanh viên hạng I cần phải sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm trong thời gian sắp tới.

Bổ sung quy định về thi thăng hạng lên chức danh âm thanh viên hạng I trong thời gian tới?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 1 Thông tư 07/2022/TT-BTTTT quy định như sau:

“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2017/TTBTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành | thông tin và truyền thông
1. Điều 3 được sửa đổi khoản 2, khoản 3 và bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi thăng hạng lên âm thanh viên hạng I
a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng II hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm (đủ 72 tháng). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng II hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia thực hiện ít nhất 02 (hai) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ hoặc tương đương trở lên; hoặc chủ trì hoặc tham gia ít nhất 02 (hai) để tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.”

Theo đó, viên chức dự thi thăng hạng lên chức danh âm thanh viên hạng I trong thời gian sắp tới sẽ cần phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định như trên.

Thông tư 07/2022/TT-BTTTT sẽ có hiệu lực từ ngày 15/8/2022.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

66 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}