Phạt tiền đến 75 triệu đồng đối với công dân không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ nghĩa vụ quân sự?
- Công dân không tới địa điểm để nhập ngũ nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định hiện nay?
- Từ ngày 22/7/2022, công dân không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ nghĩa vụ quân sự sẽ bị phạt như thế nào?
- Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm về hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ nghĩa vụ quân sự như thế nào?
Công dân không tới địa điểm để nhập ngũ nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định hiện nay?
Theo Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định về không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ như sau:
"Điều 7. Vi phạm quy định về nhập ngũ
1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này."
Như vậy, theo quy định hiện nay, công dân không tới địa điểm để nhập ngũ nghĩa vụ quân sự bị phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng. Mức phạt tiền này là mức phạt đối với cá nhân, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Từ ngày 22/7/2022, công dân không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ nghĩa vụ quân sự sẽ bị phạt như thế nào?
Theo khoản 9 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP sửa đổi Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về chấp hành lệnh gọi nhập ngũ nghĩa vụ quân sự như sau:
“Điều 7. Vi phạm quy định về nhập ngũ
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.”
Như vậy, theo quy định trên, từ ngày 22/7/2022, mức phạt tiền đối với cá nhân không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ là từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000, đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng. Mức phạt tiền này là mức phạt đối với cá nhân, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Tăng mức phạt đối với công dân không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ nghĩa vụ quân sự lên đến 75.000.000 đồng?
Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm về hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ nghĩa vụ quân sự như thế nào?
Theo Nghị định 37/2022/NĐ-CP sửa đổi Điều 2 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định về thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm về thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau:
"Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020, cụ thể như sau:
1. Hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều 6, khoản 2 Điều 7 và khoản 2 Điều 11 Nghị định này thì thời hiệu xử phạt được tính từ ngày cá nhân thực hiện xong hành vi gian dối; đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự hoặc đào tạo sĩ quan dự bị.
2. Hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 6, khoản 3 Điều 7, khoản 1 Điều 14 và khoản 3 Điều 23 Nghị định này thì thời hiệu xử phạt được tính từ ngày tổ chức, cá nhân không nhận, không chấp hành hoặc chống đối thực hiện lệnh, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
3. Hành vi vi phạm về thời hạn báo cáo quy định tại khoản 1, điểm a, điểm b khoản 2 Điều 9; khoản 1 Điều 15; khoản 1 Điều 16 Nghị định này thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày tổ chức, cá nhân báo cáo theo quy định.
4. Hành vi phạm hành chính quy định về thời gian có mặt đăng ký; kiểm tra, khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự; quy định về thời gian đăng ký, đào tạo, huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đối với dự bị động viên và dân quân tự vệ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4; khoản 1 Điều 6; khoản 1 Điều 7; khoản 1 Điều 10, khoản 1 Điều 11 và khoản 1 Điều 12 Nghị định này thì thời hiệu xử phạt được tính từ ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn có mặt được ghi trong lệnh hoặc văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
5. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện là các hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
6. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.”.
Như vậy, đối với hành vi công dân không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ nghĩa vụ quân sự thì thời hiệu xử phạt được tính từ ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn có mặt được ghi trong lệnh hoặc văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
Nghị định 37/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 22/7/2022.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;