Đối tượng nào được hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo?

Cho tôi hỏi về Chương trình giải quyết của quốc gia thì đối tượng nào được hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp? Cảm ơn!

Đối tượng nào được hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo?

Theo Điều 2 Thông tư 04/2022/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp quy định đối tượng áp dụng như sau:

- Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) trên phạm vi cả nước; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

- Hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo.

- Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến nội dung quy định tại Điều 1 Thông tư này.

Nguyên tắc phương thức hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp?

Theo Điều 3 Thông tư 04/2022/TT-BNNPTNT quy định về nguyên tắc, phương thức hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp như sau:

- Hỗ trợ đúng đối tượng, nội dung quy định tại điểm a mục 3 phần III Quyết định số 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng thực hiện theo dự án.

Đối tượng nào được hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo?

Đối tượng nào được hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo? (Hình từ internet)

Nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp được quy định như thế nào?

Theo Điều 5, Điều 6 Thông tư 04/2022/TT-BNNPTNT quy định về nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp như sau:

(1) Nội dung hỗ trợ dự án phát triển sản xuất nông nghiệp

- Thực hiện hỗ trợ tập huấn kỹ thuật; hỗ trợ cán bộ đến tận hộ gia đình tư vấn chuyển giao kỹ thuật theo các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này.

- Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp theo các lĩnh vực sau:

+ Trồng trọt: Giống cây trồng, giá thể trồng cây, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh học, vật tư, công cụ, dụng cụ sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch;

+ Chăn nuôi: Con giống, chuồng trại, thức ăn chăn nuôi, vắc xin, thuốc thú y phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, chế phẩm sinh học, hóa chất khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, công cụ, dụng cụ sản xuất;

+ Lâm nghiệp: Giống cây trồng lâm nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón;

+ Khai thác ngư nghiệp: Hỗ trợ hầm bảo quản thủy sản khai thác trên tàu cá; ngư cụ đánh bắt;

+ Nuôi trồng thủy sản: Hỗ trợ giống, thức ăn, vắc xin, hóa chất xử lý môi trường nuôi, chế phẩm sinh học, công cụ, dụng cụ sản xuất, lồng bè nuôi trồng thuỷ sản, cải tạo diện tích nuôi trồng thủy sản;

+ Diêm nghiệp: Hỗ trợ vật tư, công cụ, dụng cụ trong sản xuất, chế biến muối.

- Hỗ trợ xây dựng, quản lý dự án và các hỗ trợ khác theo định mức kinh tế, kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

(2) Nội dung hỗ trợ dự án phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng

- Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật; hỗ trợ cán bộ đến tận hộ gia đình tư vấn chuyển giao kỹ thuật, kiến thức sản xuất nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng, sản xuất nông nghiệp an toàn, sử dụng lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng theo tài liệu hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Hỗ trợ theo các lĩnh vực được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này để phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng.

- Hỗ trợ vật tư, công cụ, dụng cụ sản xuất trong sơ chế, chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm để nâng cao giá trị nông sản, an toàn thực phẩm và đảm bảo dinh dưỡng.

- Hỗ trợ xây dựng, quản lý dự án và các hỗ trợ khác theo định mức kinh tế, kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Tập huấn, tư vấn về phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị hiệu quả như thế nào?

Theo Điều 7 Thông tư 04/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:

"Điều 7. Tập huấn, tư vấn về quản lý tiêu thụ nông sản, thí điểm, nhân rộng các giải pháp, sáng kiến phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị hiệu quả
1. Hỗ trợ xây dựng tài liệu tập huấn, tư vấn; xây dựng cẩm nang, sổ tay hướng dẫn về quản lý tiêu thụ nông sản, thí điểm, nhân rộng các giải pháp, sáng kiến phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị hiệu quả.
2. Hỗ trợ tổ chức tập huấn, tư vấn:
a) Quản lý tiêu thụ nông sản: quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hoá, dịch vụ; truy xuất nguồn gốc và dán nhãn sản phẩm;
b) Thí điểm, nhân rộng các giải pháp, sáng kiến phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị hiệu quả;
c) Áp dụng các tiêu chuẩn trong sản xuất và chế biến sản phẩm;
d) Chính sách, pháp luật liên quan đến hỗ trợ phát triển sản xuất, tiêu thụ nông sản; quản lý rủi ro về dịch bệnh, thiên tai, tài chính trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
đ) Các nội dung tập huấn, tư vấn khác phù hợp với địa phương và quy định của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
3. Hỗ trợ tổ chức, quản lý các lớp tập huấn và các hỗ trợ khác theo quy định của Bộ Tài chính về quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025."

Trên đây là quy định về đối tượng, nguyên tắc, nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo hiện nay.

Lê Nguyễn Cẩm Nhung

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

51 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}