Điều kiện được học trường phổ thông dân tộc bán trú là gì? Cơ cấu tổ chức của trường phổ thông dân tộc bán trú gồm có mấy cấp?

Con tôi muốn vào học trường phổ thông dân tộc bán trú nên tôi muốn hỏi điều kiện để học sinh được học trường phổ thông dân tộc bán trú là gì? - câu hỏi của chị Hoàng Thùy (Long An)

Điều kiện được học trường phổ thông dân tộc bán trú là gì?

Căn cứ tại Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:

Điều kiện học sinh được học trường phổ thông dân tộc bán trú và học sinh bán trú
1. Điều kiện học sinh được học trường phổ thông dân tộc bán trú: Học sinh trong độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở thuộc địa bàn tuyển sinh của nhà trường theo quy định của cấp có thẩm quyền.
2. Học sinh bán trú: Học sinh thuộc đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ được cấp có thẩm quyền xét duyệt theo quy định của Chính phủ, do không thể tự đi đến trường hoặc điểm trường và trở về nhà trong ngày.

Như vậy, theo quy định trên thì học sinh trong độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở thuộc địa bàn tuyển sinh của nhà trường theo quy định của cấp có thẩm quyền sẽ đáp ứng điều kiện được học tập tại trường phổ thông dân tộc bán trú.

Điều kiện được học trường phổ thông dân tộc bán trú là gì? Cơ cấu tổ chức của trường phổ thông dân tộc bán trú gồm có mấy cấp?

Điều kiện được học trường phổ thông dân tộc bán trú là gì? Cơ cấu tổ chức của trường phổ thông dân tộc bán trú gồm có mấy cấp?

Hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú bao gồm những gì?

Căn cứ Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT quy định hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú bao gồm:

- Chương trình giáo dục và kế hoạch giáo dục:

Trường PTDTBT thực hiện chương trình giáo dục và kế hoạch giáo dục theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông.

- Hoạt động giáo dục:

Trường PTDTBT thực hiện các hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông và các hoạt động giáo dục đặc thù sau:

+ Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; kỹ năng sống và bảo vệ môi trường;

+ Giáo dục lao động vệ sinh trường, lớp, cải thiện điều kiện ăn, ở, học tập của học sinh;

+ Tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; tham quan, lễ hội, tết dân tộc, giao lưu văn hóa nhằm góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc;

+ Tổ chức nấu ăn tập thể cho học sinh bán trú bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm; chăm sóc sức khỏe cho học sinh.

Nhiệm vụ và quyền hạn của trường phổ thông dân tộc bán trú được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ và quyền hạn của trường phổ thông dân tộc bán trú như sau:

- Tổ chức xét duyệt học sinh bán trú theo quy định của Chính phủ.

- Tổ chức quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Quy chế này.

- Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh theo quy định của Nhà nước.

- Thực hiện xã hội hóa để phục vụ các hoạt động giáo dục của nhà trường.

- Phối hợp với gia đình và xã hội trong thực hiện quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú.

Cơ cấu tổ chức của trường phổ thông dân tộc bán trú gồm có mấy cấp?

Căn cứ theo Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:

Trường phổ thông dân tộc bán trú
1. Trường PTDTBT được Nhà nước thành lập cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần thực hiện bình đẳng trong tiếp cận giáo dục và mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
2. Trường PTDTBT bảo đảm ổn định tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số và tỷ lệ học sinh bán trú như sau:
a) Tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số: Có ít nhất 50% trong tổng số học sinh của toàn trường là người dân tộc thiểu số.
b) Tỷ lệ học sinh bán trú:
- Đối với trường PTDTBT tiểu học: Có ít nhất 20% học sinh bán trú;
- Đối với trường PTDTBT trung học cơ sở: Có ít nhất 45% học sinh bán trú;
- Đối với trường PTDTBT tiểu học và trung học cơ sở: Có ít nhất 32,5% học sinh bán trú hoặc có ít nhất 20% học sinh tiểu học bán trú và 45% học sinh trung học cơ sở bán trú.
3. Hệ thống trường PTDTBT gồm có:
a) Trường PTDTBT tiểu học;
b) Trường PTDTBT trung học cơ sở;
c) Trường PTDTBT tiểu học và trung học cơ sở.

Theo đó, Hệ thống trường trường phổ thông dân tộc bán trú bao gồm các cấp sau:

- Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học;

- Trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở;

- Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở.

Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 18/03/2023

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}