Đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác quy hoạch thuỷ lợi, chủ động phân phối nguồn nước đáp ứng yêu cầu sử dụng nước phục vụ dân sinh?

Cho tôi hỏi để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước phục dân sinh thì Nhà nước chỉ đạo quy hoạch thủy lợi, phân phối nguồn nước như thế nào? Tôi cảm ơn!

Hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong việc đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước như thế nào?

Theo Mục I Kết luận 36-KL/TW năm 2022 về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:

- Công tác bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước còn nhiều hạn chế. Công tác quản trị nguồn nước còn yếu, chưa hiệu quả; ý thức, trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương và người dân trong việc quản lý, khai thác, sử dụng nước chưa cao;

+ Ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng.

+ Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước còn thiếu, chưa đồng bộ.

+ Nhiều công trình thuỷ lợi xuống cấp; rủi ro, mất an toàn đập, hồ chứa nước có xu hướng gia tăng.

+ Việc phát triển công nghiệp, đô thị chưa gắn với bảo đảm an ninh nguồn nước, làm suy giảm số lượng, chất lượng nguồn nước, thậm chí gây mất an ninh nguồn nước.

+ Hợp tác quốc tế về bảo đảm an ninh nguồn nước hiệu quả chưa cao...

- Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nêu trên chủ yếu là do: Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân về bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước, bảo vệ, sử dụng nước chưa đầy đủ.

+ Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguồn nước từ các quốc gia thượng nguồn. Công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, thiếu thống nhất; thể chế, chính sách chậm được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện;

+ Chưa chú trọng đến quản trị nguồn nước, kinh tế tài nguyên nước;

+ Nguồn lực đầu tư cho bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước chủ yếu là ngân sách nhà nước, huy động nguồn lực xã hội còn hạn chế; chế tài xử lý các hành vi vi phạm chưa nghiêm...

Đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác quy hoạch thuỷ lợi, chủ động phân phối nguồn nước đáp ứng yêu cầu sử dụng nước phục vụ dân sinh?

Đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác quy hoạch thuỷ lợi, chủ động phân phối nguồn nước đáp ứng yêu cầu sử dụng nước phục vụ dân sinh? (Hình từ internet)

Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch thuỷ lợi, tài nguyên nước và điều tra cơ bản, đánh giá trữ lượng nguồn nước?

Theo tiểu mục 2.3 Mục II Kết luận 36-KL/TW năm 2022 về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:

- Chủ động nghiên cứu, đánh giá tác động việc xây dựng công trình thuỷ lợi, thuỷ điện ở các quốc gia có chung dòng sông với nước ta; xây dựng kịch bản phát triển, giải quyết các tác động cực đoan về hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng, ô nhiễm, suy thoái nguồn nước, bảo vệ môi trường nước;

+ Có giải pháp dài hạn cho vùng đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các vùng có nguy cơ cao về mất an ninh nguồn nước.

- Tăng cường công tác quy hoạch, điều tra cơ bản, giám sát, kiểm kê, đánh giá trữ lượng nguồn nước, phục vụ hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành.

+ Xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn nước trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, bảo đảm sự kết nối, chia sẻ hiệu quả giữa các cấp, bộ, ngành, địa phương.

Chủ động tích trữ, điều hoà, phân phối nguồn nước, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội?

Theo tiểu mục 2.4 Mục II Kết luận 36-KL/TW năm 2022 về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:

- Cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực sản xuất sử dụng nhiều nước; thực hiện các giải pháp tiết kiệm nước, tái sử dụng nước, theo dõi, giám sát chặt chẽ việc sử dụng nước sinh hoạt và sản xuất để giảm thất thoát, lãng phí; tăng cường thực hiện các biện pháp sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp tiết kiệm, hiệu quả.

+ Triển khai các giải pháp công nghệ lọc nước biển, bổ sung nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp tại các vùng khan hiếm nước, xâm nhập mặn.

- Đầu tư xây dựng công trình bảo vệ, kiểm soát nguồn nước, cấp, trữ nước, chuyển nước cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng khan hiếm nước, vùng bị ảnh hưởng lớn do biến đổi khí hậu. Đầu tư khép kín, hoàn chỉnh hệ thống công trình thuỷ lợi, bảo đảm chủ động trữ nước ngọt, điều hoà, phân phối nguồn nước trong nội tỉnh, liên tỉnh, liên vùng, toàn quốc, phân bổ nước cho các vùng kinh tế trọng điểm, miền núi phía Bắc, ven biển miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long.

+ Xây dựng, hoàn thiện công trình cấp, thoát nước sinh hoạt nông thôn, đô thị, ưu tiên đầu tư cho khu vực chịu ảnh hưởng của thiên tai, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo;

+ Thực hiện giải pháp tích trữ nước quy mô nhỏ, hộ gia đình phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

Trên đây là những hạn chế và nguyên nhân cũng như chỉ đạo về việc đẩy mạng nâng cao chất lượng công tác quy hoạch thuỷ lợi, chủ động phân phối nguồn nước đáp ứng yêu cầu sử dụng nước phục vụ dân sinh.

Lê Nguyễn Cẩm Nhung

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

26 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}