Danh mục kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh đối với cô đỡ thôn, bản như thế nào? Tiêu chuẩn đối với cô đỡ thôn, bản ra sao?

Danh mục kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh đối với cô đỡ thôn, bản như thế nào? Tiêu chuẩn đối với cô đỡ thôn, bản ra sao? - câu hỏi của anh P.K (Bình Định)

Danh mục kỹ thuật chuyên môn khám bệnh chữa bệnh đối với cô đỡ thôn, bản như thế nào?

Căn cứ tại Phụ lục 02 Danh mục ban hành kèm theo Thông tư 27/2023/TT-BYT quy định danh mục kỹ thuật chuyên môn khám bệnh chữa bệnh đối với cô đỡ thôn, bản gồm có như sau:

STT

Danh mục kỹ thuật chuyên môn

1

Quan sát, đánh giá, nhận định tình trạng toàn thân người bệnh

2

Đo, đếm các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh

3

Sơ cứu ban đầu các dấu hiệu nguy hiểm về hô hấp, tuần hoàn, tim mạch

4

Sơ cứu, băng các vết thương phần mềm chảy máu

5

Sơ cứu và cố định tạm thời gãy xương

6

Sơ cấp cứu và xử trí ban đầu khi bị bỏng

7

Xử trí rắn cắn, băng ép bất động sơ cứu rắn cắn

8

Xử trí ban đầu khi bị động vật cắn, đốt...

9

Sơ cứu ngộ độc, say nắng, say nóng

10

Sơ cấp cứu đuối nước

11

Sơ cấp cứu tai nạn sinh hoạt khác: điện giật, ngã...

12

Hỗ trợ vận chuyển người bệnh an toàn đến cơ sở y tế

13

Xử trí sốt

14

Chăm sóc, tư vấn bệnh nhân viêm đường hô hấp trên

15

Chăm sóc, tư vấn bệnh nhân cúm

16

Chăm sóc, tư vấn bệnh nhân đau mắt đỏ

17

Chăm sóc, tư vấn ban đầu bệnh nhân sốt xuất huyết

18

Xử trí ban đầu viêm da dị ứng, nổi mề đay, phát ban

19

Xử trí ban đầu bệnh sởi

20

Xử trí ban đầu bệnh quai bị

21

Xử trí ban đầu bệnh chân-tay-miệng

22

Xử trí ban đầu đau bụng, tiêu chảy

23

Tư vấn, hướng dẫn một số biện pháp chăm sóc sức khỏe

24

Tư vấn, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng

25

Tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

26

Tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người bị khuyết tật

27

Tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người mắc bệnh tâm thần

28

Tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người mắc bệnh tăng huyết áp

29

Tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người mắc bệnh đái tháo đường

30

Tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

31

Tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người mắc bệnh hen phế quản

32

Tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người mắc bệnh ung thư

33

Tư vấn chế độ dinh dưỡng và tập luyện

34

Tư vấn, hướng dẫn phục hồi chức năng

35

Cạo gió, xoa bóp bấm huyệt bằng tay

36

Tư vấn cho cho cặp vợ chồng trước khi mang thai

37

Tư vấn tâm lí cho phụ nữ mang thai

38

Tư vấn tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai

39

Tư vấn các dấu hiệu có thai

40

Tư vấn kiến thức về làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ nhỏ

41

Tư vấn phụ nữ mang thai xét nghiệm sàng lọc các bệnh lây truyền từ mẹ sang con (bao gồm HIV, viêm gan B và giang mai)

42

Tư vấn, hướng dẫn phụ nữ mang thai đăng ký quản lý thai và đi khám thai định kỳ ít nhất 04 lần trong thai kỳ

43

Hướng dẫn phụ nữ mang thai chế độ dinh dưỡng dinh dưỡng đầy đủ, theo dõi, kiểm soát việc tăng cân ở mức hợp lý trong giai đoạn mang thai

44

Kỹ thuật khám thai

45

Quản lý thai nghén, phát hiện những trường hợp phụ nữ mang thai có nguy cơ cao, xử trí ban đầu và chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

46

Tư vấn các dấu hiệu chuyển dạ

47

Xử trí đẻ rơi

48

Xử trí ban đầu các tai biến trong trường hợp đẻ rơi

49

Chăm sóc, theo dõi sản phụ chuyển dạ đẻ

50

Đỡ đẻ thường ngôi chỏm cho phụ nữ mang thai khi chuyển dạ không thể đến hoặc không kịp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ

51

Xử trí ban đầu chảy máu trong và ngay sau đẻ

52

Đỡ rau - kiểm tra bánh rau

53

Khám, xử trí, chăm sóc, theo dõi bà mẹ và trẻ sơ sinh sau đẻ trong 06 giờ đầu tại nhà

54

Khám, xử trí, chăm sóc, theo dõi bà mẹ sau đẻ trong 06 tuần đầu tại nhà

55

Khám, xử trí, chăm sóc, theo dõi trẻ sơ sinh sau đẻ trong 06 tuần đầu tại nhà

56

Chăm sóc, theo dõi vết khâu tầng sinh môn sau đẻ

57

Xử trí ban đầu tụt núm vú, cương đau vú, tắc tia sữa cho bà mẹ sau đẻ

58

Xử trí ban đầu các dấu hiệu bất thường, nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và chuyển dạ

59

Đánh giá trẻ sơ sinh ngay sau đẻ và xử trí ban đầu, chuyển tuyến khi có dấu hiệu nguy hiểm

60

Chăm sóc trẻ sơ sinh nhẹ cân bằng phương pháp căng-gu-ru

61

Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ và xử trí trẻ sặc sữa

62

Tắm trẻ sơ sinh

63

Chăm sóc da trẻ sơ sinh

64

Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh

65

Khám, quan sát phát hiện một số dị tật ngoài cho trẻ sơ sinh

66

Theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ, ghi chép biểu đồ tăng trưởng

67

Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em

68

Hướng dẫn, tư vấn chế độ ăn bổ sung, hợp lý cho trẻ

69

Tư vấn tiêm chủng mở rộng

70

Hỗ trợ tư vấn, chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp

71

Hỗ trợ tư vấn, chăm sóc trẻ sốt và co giật do sốt

72

Hỗ trợ vận chuyển bà mẹ và trẻ sơ sinh đến cơ sở y tế an toàn

73

Cấp phát và hướng dẫn sử dụng các sản phẩm chứa sắt/axit folic cho phụ nữ mang thai, bà mẹ theo hướng dẫn của Trạm y tế xã (nếu có)

74

Cấp phát và hướng dẫn sử dụng các sản phẩm phòng chống và điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ em theo hướng dẫn của Trạm y tế xã (nếu có)

75

Hỗ trợ Trạm y tế xã hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc thiết yếu an toàn, hợp lý và hiệu quả theo chỉ định và hướng dẫn của Trạm y tế xã.

76

Ghi chép sổ sách, báo cáo chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em phiên bản giấy và điện tử

Danh mục kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh đối với cô đỡ thôn, bản như thế nào? Tiêu chuẩn đối với cô đỡ thôn, bản ra sao?

Danh mục kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh đối với cô đỡ thôn, bản như thế nào? Tiêu chuẩn đối với cô đỡ thôn, bản ra sao? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn đối với cô đỡ thôn bản ra sao?

Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 27/2023/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn đối với cô đỡ thôn bản như sau:

(1) Trình độ chuyên môn, đào tạo: Cô đỡ thôn, bản phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:

- Hoàn thành chương trình (được cấp chứng chỉ) theo nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định sau:

+ Đối với Cô đỡ thôn, bản: các nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ được quy định tại Phụ lục số 04 của Thông tư này, thời gian đào tạo tối thiểu sáu (06) tháng.

+ Đối với Nhân viên y tế thôn, bản làm kiêm nhiệm vụ Cô đỡ thôn, bản: các nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ được quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư 27/2023/TT-BYT, thời gian đào tạo tối thiểu ba (03) tháng.

- Có trình độ chuyên môn về y (bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh) từ trung cấp trở lên.

(2) Tự nguyện tham gia làm Nhân viên y tế thôn, bản hoặc Cô đỡ thôn, bản.

(3) Có đủ sức khoẻ để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.

Cô đỡ thôn, bản có chức năng gì?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 27/2023/TT-BYT quy định như sau:

Chức năng đối với Nhân viên y tế thôn, bản; Cô đỡ thôn, bản
1. Đối với Nhân viên y tế thôn, bản: hỗ trợ trạm y tế xã thực hiện chức năng chăm sóc sức khỏe ban đầu tại thôn, bản.
2. Đối với Cô đỡ thôn, bản: hỗ trợ trạm y tế xã thực hiện chức năng chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại thôn, bản.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì cô đỡ thôn, bản có chức năng hỗ trợ trạm y tế xã thực hiện chức năng chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại thôn, bản.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}