Lương Thủ tướng chính phủ hiện nay được tính theo hệ số lương và mức lương cơ sở là bao nhiêu?
Lương Thủ tướng chính phủ hiện nay được tính theo hệ số lương và mức lương cơ sở là bao nhiêu?
Hệ số lương chức danh Thủ tướng Chính phủ là 12.50 (căn cứ theo “Bảng lương chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của nhà nước” ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11).
Căn cứ Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV, cách tính lương Thủ tướng Chính phủ được thực hiện như sau:
Lương Thủ tướng Chính phủ = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng
Trong đó, mức lương cơ sở hiện nay là: 1.800.000 đồng/tháng (Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP)
Vậy, mức lương Thủ tướng Chính phủ hiện nay là 22.500.000 đồng/tháng (không bao gồm phụ cấp, trợ cấp khác nếu có).
Bên cạnh đó, theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 kể từ ngày 1/7/2024, chính sách tiền lương sẽ được cải cách theo hướng bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng chế độ tiền lương mới, theo đó mức lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức sẽ bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Trong đó, Thủ tướng Chính phủ dự kiến sẽ tính theo bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
Sau ngày 1/7/2024, dự kiến lương Thủ tướng chính phủ sẽ được tính theo công thức sau:
Mức lương = Lương cơ bản + phụ cấp (nếu có) + tiền thưởng (nếu có).
Trong đó:
- Lương cơ bản: chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương (theo bảng lương mới, cụ thể là bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.)
- Các khoản phụ cấp: chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương.
- Tiền thưởng: quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.
*Lưu ý: Mức lương cụ thể chi tiết Thủ tướng Chính phủ thì còn cần chờ đến khi có bảng lương mới, quy định về chế độ phụ cấp, thưởng (nếu có).
Lương Thủ tướng chính phủ hiện nay được tính theo hệ số lương và mức lương cơ sở là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thủ tướng Chính phủ có quyền hạn và nghĩa vụ gì?
Căn cứ quy định tại Điều 98 Hiến pháp 2013 quy định về quyền hạn và nhiệm vụ của Thủ tướng như sau:
- Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật;
- Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;
- Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
- Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV là ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 95 Hiến pháp 2013 giải đáp câu hỏi "Thủ tướng Chính phủ là ai?" như sau:
Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Hiện nay, vào nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (2021-2026), Thủ tướng chính phủ là ai?
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (2021-2026) là Ông Phạm Minh Chính.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, tiểu sử của ông Phạm Minh Chính như sau:
HỌ VÀ TÊN: PHẠM MINH CHÍNH
NGÀY SINH: 10/12/1958
QUÊ QUÁN: Xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
DÂN TỘC: Kinh
TÔN GIÁO; Không
NGÀY VÀO ĐẢNG: 25/12/1986
Ngày chính thức: 25/12/1987
TRÌNH ĐỘ ĐƯỢC ĐÀO TẠO
- Giáo dục phổ thông: 10/10
- Chuyên môn nghiệp vụ: Kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp, chuyên ngành kết cấu thép; Luật
- Học hàm, học vị: Tiến sỹ Luật học, Phó Giáo sư Ngành Khoa học An ninh
- Lý luận chính trị: Cao cấp
- Ngoại ngữ: Tiếng Rumani D
KHEN THƯỞNG
- 01 Huân chương Quân công hạng Ba
- 02 Huân chương Chiến công hạng Hai
- 01 Huân chương Lao động hạng Nhì
- 01 Huy chương Chiến sỹ vẻ vang hạng Nhất
- 01 Bằng khen Thủ tướng Chính phủ
CHỨC VỤ
- Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, XII, XIII.
- Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII; Bí thư Trung ương Đảng khóa XII; Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Tiểu ban bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương khóa XII, XIII
- Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (từ 05/4/2021)
- Đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV; Chủ tịch Nhóm nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản của Quốc hội khóa XIV.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;