Kiềm chế áp lực gia tăng lạm phát, bảo đảm cân đối cung - cầu, bình ổn giá cả các mặt hàng thiết yếu, nhất là giá xăng, dầu?
Tình hình phát triển kinh tế xã hội trong những tháng đầu năm 2022 như thế nào?
Tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Nghị quyết 63/2022/QH15 về kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV ghi nhận:
- Về kết quả phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2022, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành những quyết sách đúng đắn, kịp thời, tạo tiền đề căn bản để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
- GDP Quý I tăng 5,03% và tiếp tục tăng trưởng khá trong Quý II; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 5 tháng đạt hơn 305 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ 2021, cán cân thương mại thặng dư; thu ngân sách nhà nước đã đạt hơn 57% dự toán năm, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2021.
- Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm; mặt bằng lãi suất, tỷ giá cơ bản ổn định.
- Tình hình dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát tốt trên phạm vi cả nước. Văn hóa, thể thao, du lịch tiếp tục có chuyển biến tích cực, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp.
- Đời sống, việc làm, an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được mở rộng và tăng cường.
- Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh; các sai phạm trên thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản đã được nhận diện, xử lý nghiêm và kiểm soát, lành mạnh hóa.
Kiềm chế áp lực gia tăng lạm phát, bảo đảm cân đối cung - cầu, bình ổn giá cả các mặt hàng thiết yếu, nhất là giá xăng, dầu? (Hình từ: Internet)
Những hạn chế trong phát triển kinh tế xã hội trong những tháng đầu năm 2022 như thế nào?
Tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Nghị quyết 63/2022/QH15 về kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV ghi nhận:
- Bên cạnh kết quả đạt được, các cân đối lớn của nền kinh tế còn tiềm ẩn rủi ro; các chương trình mục tiêu quốc gia, một số nhiệm vụ thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội chậm được triển khai; công tác dự báo thu ngân sách nhà nước chưa sát thực tiễn;
- Việc phân bổ, giao dự toán, giải ngân vốn đầu tư công tại một số Bộ, cơ quan trung ương, địa phương còn chậm;
- Chi chuyển nguồn ngân sách còn lớn; việc thực hiện một số kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra, các cơ quan chức năng khác chưa nghiêm; nguy cơ nợ xấu, lạm phát tăng cao; sản xuất, kinh doanh còn gặp khó khăn; công tác thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chưa có chuyển biến tích cực; còn nhiều vi phạm nghiêm trọng trong công tác đấu thầu, mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế; một số nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội triển khai chưa kịp thời, hiệu quả…
Nhiệm vụ, giải pháp khắc phục hạn chế trong phát triển kinh tế xã hội trong những tháng đầu năm 2022 như thế nào?
Tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Nghị quyết 63/2022/QH15 về kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV ghi nhận:
Quốc hội yêu cầu Chính phủ và các cơ quan tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra, trong đó tập trung một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
- Bám sát diễn biến và dự báo tác động của tình hình kinh tế, chính trị thế giới và động thái chính sách của ngân hàng trung ương các quốc gia, nhất là các nền kinh tế lớn đến nước ta, liên tục cập nhật các kịch bản về tăng trưởng và lạm phát để kịp thời có giải pháp phù hợp, sát thực tiễn, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô;
- Tập trung hoàn thiện đầy đủ các văn bản hướng dẫn; đẩy nhanh tiến độ, triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; triển khai hiệu quả, đồng bộ các dự án, công trình trọng điểm quốc gia và 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; khẩn trương hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và nhóm tiêu chí, định mức cụ thể để bảo đảm thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tại các địa phương; chủ động kiểm soát, ứng phó với các rủi ro, bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước, bội chi, nợ công;
- Kiềm chế áp lực tăng lạm phát, kiểm soát nợ xấu và có giải pháp căn cơ, bền vững nhằm định hướng nguồn lực của nền kinh tế vào sản xuất, kinh doanh; bảo đảm cân đối cung - cầu, bình ổn giá cả các mặt hàng thiết yếu, nhất là giá xăng, dầu; nghiên cứu chính sách hỗ trợ giá xăng, dầu cho một số đối tượng đặc thù; duy trì chuỗi cung ứng; bảo đảm nguồn cung cấp điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt;
- Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cân đối hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ; chỉ đạo quyết liệt, tạo chuyển biến mạnh mẽ công tác thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;