Cơ sở chăn nuôi đánh đập, hành hạ vật nuôi thì có được xem là vi phạm không? Mức xử phạt như thế nào?

Tôi muốn hỏi Cơ sở chăn nuôi đánh đập, hành hạ vật nuôi thì có được xem là vi phạm không? - câu hỏi của anh Khôi (Bình Phước)

Tổ chức, cá nhân chăn nuôi cần tuân thủ những nguyên tắc đối xử nhân đạo với vật nuôi như thế nào?

Căn cứ vào Điều 69 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:

Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi
Tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Có chuồng trại, không gian chăn nuôi phù hợp với vật nuôi;
2. Cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh;
3. Phòng bệnh và trị bệnh theo quy định của pháp luật về thú y;
4. Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.

Theo đó, cơ sở chăn nuôi cần phải thực hiện các yêu cầu:

- Có chuồng trại, không gian chăn nuôi phù hợp với vật nuôi;

- Cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh;

- Phòng bệnh và trị bệnh theo quy định của pháp luật về thú y;

- Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.

Căn cứ vào Điều 70 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:

Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong vận chuyển
Tổ chức, cá nhân vận chuyển vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Sử dụng phương tiện, trang thiết bị vận chuyển vật nuôi phù hợp, bảo đảm không gian thông thoáng, hạn chế chấn thương, sợ hãi cho vật nuôi;
2. Cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho vật nuôi;
3. Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.

Theo đó, cơ sở chăn nuôi khi vận chuyển vật nuôi cần thực hiện theo các yêu cầu:

- Sử dụng phương tiện, trang thiết bị vận chuyển vật nuôi phù hợp, bảo đảm không gian thông thoáng, hạn chế chấn thương, sợ hãi cho vật nuôi;

- Cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho vật nuôi;

- Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.

Căn cứ vào Điều 71 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:

Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong giết mổ
Cơ sở giết mổ vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh; cung cấp nước uống phù hợp với vật nuôi trong thời gian chờ giết mổ;
2. Hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi;
3. Có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ.

Theo đó, cơ sở chăn nuôi trong quá trình giết mổ vật nuôi cần phải thực hiện theo yêu cầu sau:

- Có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh; cung cấp nước uống phù hợp với vật nuôi trong thời gian chờ giết mổ;

- Hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi;

- Có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ..

Căn cứ vào Điều 72 Luật chăn nuôi 2018 quy định như sau:

Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong nghiên cứu khoa học và hoạt động khác
1. Vật nuôi sử dụng trong nghiên cứu khoa học và hoạt động khác phải được đối xử nhân đạo theo quy định tại các điều 69, 70 và 71 của Luật này.
2. Đối xử nhân đạo với vật nuôi phải tôn trọng, hài hòa với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa truyền thống và được cộng đồng xã hội chấp thuận.

Theo đó, vật nuôi trong nghiên cứu khoa học và hoạt động khác cần phải được đối xử theo các nguyên tắc đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi, trong vận chuyển, trong giết mổ.

Đồng thời phải tôn trọng, hài hòa với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa truyền thống và được cộng đồng xã hội chấp thuận.

Như vậy, cơ sở chăn nuôi cần phải thực hiện các nguyên tắc đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi, trong vận chuyển, trong giết mổ và trong nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác với các yêu cầu được nêu trên

Cơ sở chăn nuôi đánh đập, hành hạ vật nuôi thì có được xem là vi phạm không? Mức xử phạt như thế nào?

Cơ sở chăn nuôi đánh đập, hành hạ vật nuôi thì có được xem là vi phạm không? Mức xử phạt như thế nào? (Hình từ Intermet)

Cơ sở chăn nuôi đánh đập, hành hạ vật nuôi thì có được xem là vi phạm không?

Căn cứ vào Điều 69 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:

Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi
Tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Có chuồng trại, không gian chăn nuôi phù hợp với vật nuôi;
2. Cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh;
3. Phòng bệnh và trị bệnh theo quy định của pháp luật về thú y;
4. Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.

Theo đó, không đánh đập, hành hạ vật nuôi là một trong những nguyên tắc đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi.

Vậy nên việc đánh đập, hành hạ vật nuôi trong chăn nuôi được xem là vi phạm nguyên tắc đối xử nhân đạo với vật nuôi

Mức xử phạt đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật nuôi được quy định như thế nào?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP và khoản 2 Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập, hành hạ tàn nhẫn đối với vật nuôi.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở giết mổ tập trung có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh trước khi giết mổ;
b) Đánh đập vật nuôi trước khi giết mổ;
c) Không có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ.

Theo đó, mức xử phạt đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật nuôi được quy định như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập, hành hạ tàn nhẫn đối với vật nuôi.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở giết mổ tập trung có hành vi đánh đập vật nuôi trước khi giết mổ;

Lưu ý: mức phạt tiền này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}