Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý đất đai? Quản lý Nhà nước về đất đai được thực hiện thông qua các nội dung nào?

Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý đất đai theo Luật đất đai? Quản lý Nhà nước về đất đai được thực hiện thông qua các nội dung nào? - Câu hỏi của chị Lương tại Hà Nội.

Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý đất đai theo Luật đất đai?

Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Luật Đất đai 2013 như sau:

Cơ quan quản lý đất đai
1. Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) như sau:

Cơ quan quản lý đất đai
1. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương bao gồm:
a) Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Sở Tài nguyên và Môi trường;
b) Cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Phòng Tài nguyên và Môi trường.
2. Cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương bao gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký đất đai được giao thực hiện một số nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về đất đai.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng tổ chức bộ máy quản lý đất đai tại địa phương; Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí công chức địa chính xã, phường, thị trấn bảo đảm thực hiện nhiệm vụ.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý đất đai ở địa phương và nhiệm vụ của công chức địa chính xã, phường, thị trấn.”

Theo quy định tại các điều trên thì cơ quan có thẩm quyền quản lý đất đai được phân chia là cơ quan quản lý ở cấp trung ương và cơ quan quản lý ở cấp địa phương, cụ thể là:

- Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương bao gồm: Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Sở Tài nguyên và Môi trường; Cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý đất đai? Quản lý Nhà nước về đất đai được thực hiện thông qua các nội dung nào?

Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý đất đai? Quản lý Nhà nước về đất đai được thực hiện thông qua các nội dung nào?

Trách nhiệm của Nhà nước trong việc quản lý đất đai được quy định như thế nào theo Luật đất đai?

Căn cứ Điều 23 Luật Đất đai 2013 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai như sau:

Trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.
Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giúp Chính phủ trong quản lý nhà nước về đất đai.
3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật này.”

Như vậy, trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai được quy định như sau: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước. Tiếp đến Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ và cuối cùng Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền.

Sự quản lý này đưuọc tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương đảm bảo một hệ th quản lý đồng bộ và phối hợp tốt.

Quản lý Nhà nước về đất đai được thực hiện thông qua các nội dung nào?

Căn cứ Điều 22 Luật Đất đai 2013 quy định về các nội dung quản lý nhà nước về đất đai, cụ thể như sau:

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.

- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.

- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

- Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.

- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Thống kê, kiểm kê đất đai.

- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.

- Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.

- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

- Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.

- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.

- Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}