Có được ủy quyền cho người khác ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay không? Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất ra sao?

Có được ủy quyền cho người khác ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay không? Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất ra sao? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội

Có được ủy quyền cho người khác ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên.

Ngoài ra, theo Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng ủy quyền như sau:

Hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Theo đó, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Việc mua bán đất bằng hợp đồng ủy quyền là việc một người thay mặt chủ sử dụng đất thực hiện quyền chuyển nhượng đất. Phạm vi ủy quyền được quy định theo nội dung thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền.

Theo khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau:

Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
1. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên.
2. Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư

Theo đó, người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

Có được ủy quyền cho người khác ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay không? Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất ra sao?

Có được ủy quyền cho người khác ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay không? Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất ra sao?

Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013;

- Đất không có tranh chấp;

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

- Trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài các điều kiện trên thì người sử dụng đất khi thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định của Luật Đất đai 2013.

Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Bắt buộc ghi mục đích chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có đúng không?

Theo khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền của người sử dụng đất như sau:

Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
...

Theo đó, người sử dụng đất có quyền định đoạt quyền sử dụng đất bằng việc chuyển nhượng.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng.

Bên nhận chuyển nhượng trả tiền cho bên chuyển nhượng theo quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai.

Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 thì hiện nay, hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất gồm có những nội dung cơ bản như sau:

- Thông tin của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng: Họ tên, số CMND, địa chỉ liên lạc;

- Quyền và nghĩa vụ của các bên;

- Thông tin loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất (ghi theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);

- Thời hạn sử dụng đất của bên chuyển nhượng; thời hạn sử dụng đất còn lại của bên nhận chuyển nhượng;

- Giá chuyển nhượng;

- Phương thức, thời hạn thanh toán;

- Quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng (nếu có);

- Các thông tin khác liên quan đến quyền sử dụng đất (hiện có cầm cố, thế chấp ở đâu không? Nếu có thì cách giải quyết thế nào?...);

- Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng;

- Hiệu lực của hợp đồng.

Như vậy, pháp luật hiện hành không bắt buộc trong nội dung hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có ghi mục đích chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}