Phụ nữ đang mang thai có được sử dụng thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh viêm da do ấu trùng giun móc chó mèo không?

Chào Lawnet, tôi có thắc mắc sau: Tôi đang uống thuốc điều trị bệnh viêm da do ấu trùng giun móc chó mèo nhưng giờ phát hiện được là mình đã mang thai. Vậy tôi có tiếp tục sử dụng thuốc điều trị được không?

Bệnh viêm da do ấu trùng giun móc chó mèo ở người có lây nhiễm khi tiếp xúc qua da không?

Căn cứ vào Mục 1 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1803/QĐ-BYT năm 2022 quy định như sau:

“1. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh ấu trùng giun móc chó/mèo di chuyển dưới da ở người (Cutaneous Larva migrans) hay còn gọi là bệnh Viêm da do ấu trùng (Mã B 65.3 - Bộ Y tế ICD 10) là bệnh do ấu trùng giun móc chó/mèo Ancylostoma braziliense, Ancylostoma caninum gây xuất hiện một hoặc nhiều đường gồ, ngoằn ngoèo di chuyển dưới da ở người. Bệnh phân bố nhiều nơi trên thế giới nhưng hay gặp ở các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới như Đông Nam Á, Châu Phi, Nam Mỹ... và cũng rất phổ biến ở Việt Nam.
1.1. Tác nhân
Tác nhân gây bệnh chủ yếu do giun móc ở chó (Ancylostoma caninum) hoặc giun móc chó, mèo (Ancylostoma braziliense) gây ra.
1.2. Nguồn bệnh
Chó, mèo là vật chủ chính
1.3. Phương thức lây truyền
Bệnh viêm da do ấu trùng giun móc chó/mèo ở người lây truyền qua đường da, niêm mạc.
1.4. Tính cảm nhiễm và miễn dịch
- Tất cả mọi người đều có nguy cơ nhiễm bệnh khi có tiếp xúc với đất, cát có ấu trùng giun móc chó/mèo.
- Miễn dịch: Không có miễn dịch lâu dài nên có thể dễ dàng tái nhiễm.”

Theo đó, bệnh viêm da do ấu trùng giun móc chó mèo ở người được lây truyền qua da, niêm mạc. Bất ký người lớn hay trẻ nhỏ, giới tính nam hoặc nữ để có nguy cơ nhiêm bệnh khi tiếp xúc với đất, cát có ấu trùng giun móc chó/mèo.

Phụ nữ đang mang thai có được sử dụng thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh viêm da do ấu trùng giun móc chó mèo không?

Phụ nữ đang mang thai có được sử dụng thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh viêm da do ấu trùng giun móc chó mèo không?

Những triệu chứng nào để nhận biết bệnh viêm da do ấu trùng giun móc chó mèo ở người?

Căn cứ vào Mục 2 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1803/QĐ-BYT năm 2022 đã hướng dẫn về những triệu chứng sẽ xuất hiện khi mắc phải bệnh viêm da do ấu trùng giun móc chó/mèo ở người như sau:

“2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
- Triệu chứng biểu hiện tại nơi ấu trùng xâm nhập ở những vùng da hở dễ tiếp xúc với đất, cát như tay, chân, mông...:
+ Có vết sẩn đỏ, ngứa.
+ Biểu hiện ấu trùng di chuyển: sau vài ngày xuất hiện một hay nhiều đường hầm ngoằn ngoèo gồ cao hơn mặt da xung quanh, dài thêm 10-20 mm mỗi ngày.
+ Có thể gặp tổn thương mụn nước, bọng nước, sưng đỏ, phù nề tại chỗ.
+ Có thể có nhiễm trùng tại chỗ.
- Ấu trùng có thể tồn tại ở vùng tổn thương khoảng 5-6 tuần.
Cơ thể có những phản ứng với ấu trùng giun móc chó, mèo tùy thuộc vào số lượng ấu trùng giun bị nhiễm nhiều hay ít và sự đáp ứng của từng người.”

Như vậy, khi bị nhiễm bệnh viêm da do ấu trùng giun móc chó/mèo ở người thì sẽ xuất hiện các triệu chứng theo nội dung được hướng dẫn nêu trên.

Phụ nữ mang thai sẽ không được sử dụng thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh viêm da do ấu trùng giun móc chó mèo ở người?

Căn cứ vào Mục 5 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1803/QĐ-BYT năm 2022 đã có hướng dẫn về những phương pháp điều trị bệnh viêm da do ấu trùng giun móc chó/mèo ở người như sau:

“5. ĐIỀU TRỊ
5.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị bằng thuốc đặc hiệu như: ivermectin, albendazole, thiabendazole.
- Điều trị triệu chứng bằng các thuốc kháng sinh khi có bội nhiễm, kháng histamin ...
- Nâng cao thể trạng, điều trị các bệnh kèm theo.
5.2. Điều trị đặc hiệu
5.2.1. Phác đồ 1: Thuốc albendazol viên nén 400mg.
a) Liều dùng
- Trẻ em trên 2 tuổi: 400mg/ngày x 3 ngày, uống sau ăn.
- Người lớn: 400mg/ngày x 3 đến 7 ngày, uống sau ăn.
b) Chống chỉ định
- Có tiền sử quá mẫn cảm với các hợp chất loại benzimidazol hoặc các thành phần của thuốc.
- Người bệnh có tiền sử nhiễm độc tủy xương.
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
5.2.2. Phác đồ 2: Thuốc ivermectin viên nén 3mg, 6mg.
a) Liều dùng: Trẻ em trên 15 kg và người lớn liều 0,2 mg/kg. Uống một liều duy nhất vào buổi sáng trước hoặc sau khi ăn trong vòng 2 giờ.
b) Chống chỉ định:
- Trẻ em dưới 15kg
- Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu hoặc đang cho con bú.
- Bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân mắc các bệnh có kèm rối loạn hàng rào máu não.
5.2.3. Phác đồ 3: Thuốc thiabendazol viên nén 500 mg
a) Liều dùng: 2 lần/ngày x 2 ngày theo cân nặng bệnh nhân (xem bảng) hoặc liều 25 mg/kg/ngày x 2 ngày (tối đa là 3g/ngày). Sau 2 ngày nếu triệu chứng, tổn thương vẫn còn thì tiếp tục điều trị đợt 2 với liều như trên, uống thuốc sau khi ăn.
b) Chống chỉ định
- Với những trường hợp nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Bệnh nhân nhi có trọng lượng cân nặng < 13,6 kg.
* Một số loại thuốc điều trị tại chỗ
- Thuốc thiabendazol dung dịch 15%: bôi tại chỗ 2 - 5 ngày.
- Thuốc albendazole dạng kem bôi 10%: bôi tại chỗ 2 lần/ngày x 10 ngày.
- Thuốc kháng sinh dạng kem bôi nếu có bội nhiễm.
5.3. Điều trị triệu chứng
- Tùy thuộc vào triệu chứng lâm sàng để sử dụng các thuốc kết hợp cho phù hợp như thuốc: kháng sinh, kháng histamin, corticoid, chống phù nề...
- Vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ.
5.4. Theo dõi sau điều trị
- Lâm sàng: tại chỗ tổn thương
- Xét nghiệm: sau điều trị bằng thuốc đặc hiệu 1 tháng, người bệnh được đánh giá lại công thức máu (BCAT), chức năng gan, thận.”

Theo đó, việc điều trị bệnh viêm da do ấu trùng giun móc chó mèo ở người sẽ được tiến hành điều trị theo nội dung của 3 phác đồ được hướng dẫn ở trên. Tuy nhiên ở cả 3 phác đồ đều có hướng dẫn chống chỉ định đối với phụ nữ đang mang thai.

Do đó, việc sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm da do ấu trùng giun móc chó/mèo ở người dành cho phụ nữ đang mang thai cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

33 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}