Các dự án có vốn ngoài ngân sách đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chậm triển khai tại Hà Nội sẽ xử lý như thế nào?

Tôi đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hà Nội. Trong những năm gần đây, tôi thấy thành phố đã giao đất, cho thuê đất đối với một số dự án ngoài ngân sách nhà nước. Nhưng đến nay, các dự án này vẫn chưa triển khai hoặc chậm tiến độ. Vậy Ủy ban nhân dân thành phố đã có kế hoạch xử lý các hiện trạng này hay chưa?

Phân loại và xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách đã có quyết định chủ trương nhưng chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất tại Hà Nội?

Căn cứ vào Mục II Phần B Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2022 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành ngày 8/6/2022 quy định như sau:

- Đối với các Dự án đã có quyết định chủ trương (chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận đầu tư, văn bản giao Chủ đầu tư nghiên cứu) đến nay đã quá tiến độ thực hiện dự án nhưng chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất: Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện. Chịu trách nhiệm về công tác điều chỉnh các Dự án đầu tư theo quy định của pháp luật, về thời gian thực hiện thủ tục điều chỉnh kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án dẫn đến chậm đầu tư xây dựng và đưa đất vào sử dụng theo quy định.

Như vậy, công tác phân loại và xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách đã có quyết định chủ trương nhưng chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất tại Hà Nội được thực hiện theo hướng dẫn nêu trên.

Công tác phân loại và xử lý việc chậm triển khai các dự án vốn ngoài ngoài ngân sách có sử dụng đất tại Hà Nội?

Các dự án có vốn ngoài ngân sách đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chậm triển khai tại Hà Nội sẽ xử lý như thế nào?

Các dự án vốn ngoài ngân sách đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chậm triển khai tại Hà Nội sẽ xử lý như thế nào?

Căn cứ Mục II Phần B Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2022 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành ngày 8/6/2022 quy định như sau:

- Nhóm Dự án chưa giải phóng mặt bằng (Để kéo dài nhiều năm hoặc chủ đầu tư không liên hệ, không phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng): Giao UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp với các Sở ngành Thành phố thực hiện. Chịu trách nhiệm về việc hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng đối với các Dự án tại địa phương.

Nghiêm túc thực hiện và hoàn thành dứt điểm công tác thu hồi đất trên thực địa đối với các dự án vi phạm đã có quyết định thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất của UBND Thành phố (đối với các quyết định giao UBND cấp huyện hoặc Trung tâm phát triển quỹ đất cấp huyện thực hiện) để quản lý và đề xuất phương án sử dụng đất phù hợp quy hoạch hoặc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định.

- Nhóm Dự án đã giải phóng mặt bằng xong, nhưng chưa đầu tư xây dựng: Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở ngành Thành phố và UBND cấp huyện thực hiện. Chịu trách nhiệm về kết quả giải quyết hồ sơ liên quan đến các quyết định chuyển mục đích sử dụng đất; điều chỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất.

Tiếp tục kiểm tra các dự án chưa đưa đất vào sử dụng, lập hồ sơ gia hạn sử dụng đất 24 tháng theo quy định tại Điểm i, Khoản 1, Điều 64 Luật Đất đai năm 2013. Hết thời hạn được gia hạn, Liên ngành Thành phố tổ chức hậu kiểm và phải có ý kiến làm rõ, chịu trách nhiệm xác định nguyên nhân tổ chức sử dụng đất chậm đưa đất vào sử dụng do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; do thực hiện thủ tục về điều chỉnh quy hoạch; do thực hiện thủ tục về điều chỉnh dự án; do liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; do liên quan đến giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân; và các nội dung khác có liên quan đến việc dự án chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng do các nguyên nhân khách quan, bất khả kháng.

- Nhóm Dự án đã giải phóng mặt bằng xong, đang xây dựng công trình (hoặc đã xây dựng một phần dự án nhưng đến nay chủ đầu tư đang ngừng thực hiện dự án không theo quy định của pháp luật): Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở ngành Thành phố và UBND cấp huyện thực hiện ngay các biện pháp giám sát đầu tư, có văn bản đôn đốc và yêu cầu Chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ, cam kết lộ trình, thời gian thực hiện để sớm đưa dự án vào sử dụng theo tiến độ và quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm về công tác giám sát tiến độ thực hiện dự án của các chủ đầu tư đảm bảo hoàn thành dự án theo đúng tiến độ được phê duyệt.

- Nhóm Dự án đang thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (hoặc đã giải phóng mặt bằng xong một phần dự án nhưng đến nay đang ngừng thực hiện: Giao UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp với các Sở ngành Thành phố thực hiện. Chịu trách nhiệm về tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đảm bảo công tác bàn giao đất trên thực địa cho chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án.

- Nhóm Dự án nợ nghĩa vụ tài chính: Giao Cục thuế Thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các Sở ngành Thành phố và UBND cấp huyện thực hiện (đặc biệt là các dự án nợ nghĩa vụ tài chính kéo dài, các dự án nợ nghĩa vụ tài chính với số tiền lớn). Chịu trách nhiệm về tiến độ thu hồi nợ đọng thuế của các Dự án chậm nộp nghĩa vụ tài chính để đảm bảo công tác quản lý thu theo pháp luật về thuế.

- Nhóm các Dự án chậm triển khai do nguyên nhân khách quan phải điều chỉnh quy hoạch phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu: Giao Sở Quy hoạch Kiến trúc chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở ngành Thành phố và UBND cấp huyện thực hiện. Chịu trách nhiệm về công tác điều chỉnh quy hoạch liên quan đến các Dự án, về thời gian điều chỉnh quy hoạch kéo dài dẫn đến Dự án chậm tiến độ, chậm triển khai. Khi Chủ đầu tư đề nghị điều chỉnh quy hoạch phải xem xét, trả lời rõ việc điều chỉnh được hoặc không được điều chỉnh), làm cơ sở để các Sở ngành Thành phố đôn đốc, yêu cầu Chủ đầu tư tiếp tục thực hiện dự án theo quy định.

Khẩn trương hoàn thành các quy hoạch phân khu, làm cơ sở để các Chủ đầu tư nghiên cứu điều chỉnh Dự án theo quy định; các trường hợp chậm điều chỉnh, không điều chỉnh, không thực hiện dự án theo quy hoạch, không thực hiện dự án theo quy hoạch cần xem xét là một điều kiện về quy hoạch để thu hồi dự án, không tiếp tục giao dự án đối với các dự án khác.

Tập trung nguồn lực để giải quyết, xử lý dứt điểm tồn tại các dự án chậm triển khai do nguyên nhân khách quan phải điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh dự án đầu tư cho phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu điều chỉnh. Tránh tình trạng Chủ đầu tư lợi dụng việc đề xuất điều chỉnh quy hoạch để kéo dài thời gian phải thực hiện của dự án.

- Nhóm các Dự án xây dựng sai quy hoạch, sai giấy phép xây dựng, không có giấy phép xây dựng (đối với công trình phải có giấy phép xây dựng), vi phạm trật tự xây dựng: Giao UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch Kiến trúc và các Sở ngành Thành phố liên quan thực hiện. Chịu trách nhiệm về công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.

Tổ chức giám sát việc triển khai, thực hiện xây dựng công trình đối với các Dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất để kịp thời phát hiện, ngăn chặn hiệu quả và xử lý nghiêm đối với các trường hợp có vi phạm trật tự xây dựng theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Sở Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra UBND quận, huyện, thị xã trong việc xử lý các dự án có vi phạm trật tự xây dựng; tổng hợp kết quả xử lý vi phạm của UBND cấp huyện, báo cáo UBND Thành phố (qua Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp chung.

- Nhóm Dự án khác (như: Sử dụng đất sai mục đích cho thuê, cho mượn đất; chậm hoàn thành các thủ tục đất đai; chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất không đúng quy định, huy động vốn trái phép;...): Giao các Sở ngành Thành phố và UBND cấp huyện theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra, làm rõ nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan, rõ phương án giải quyết để xử lý và đề xuất các biện pháp xử lý nghiệm theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.

Theo đó, việc xử lý các dự án có vốn ngoài ngân sách đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chậm triển khai tại Hà Nội được thực hiện theo quy định như trên.

Thông tin về các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai tại Hà Nội phải được xử lý như thế nào?

Căn cứ theo Mục II Phần B Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2022 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành ngày 8/6/2022 quy định như sau:

- Thực hiện công khai, minh bạch thông tin đối với các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm pháp luật về đầu tư, quy hoạch, đất đai, thuế, xây dựng; các dự án vi phạm bị cưỡng chế, bị thu hồi, bị chấm dứt hoạt động dự án theo đúng quy định của pháp luật để tạo sự đồng thuận, giám sát của nhân dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện.

- Giao Sở ngành Thành phố: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch Kiến trúc, Xây dựng, Tài chính, Cục thuế Thành phố, Cổng giao tiếp điện tử Thành phố có trách nhiệm thực hiện công khai theo đúng quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư, quy hoạch, thuế, xây dựng.

- Giao UBND cấp huyện có trách nhiệm thường xuyên chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn tổ chức công khai trên các phương tiện truyền thông địa phương như: loa, đài phát thanh,...

- Đề nghị Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế và đô thị có trách nhiệm thông tin, đăng tải miễn phí về các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm pháp luật về đầu tư, quy hoạch, đất đai, thuế, xây dựng...để các cơ quan quản lý và nhân dân cùng tham gia giám sát.

Như vậy, thông tin về các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai tại Hà Nội phải được thực hiện công khai, minh bạch.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

51 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}