Bộ Y tế thực hiện những nhiệm vụ gì trong việc khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần?

Bộ Y tế thực hiện những nhiệm vụ gì về việc khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần? - Câu hỏi của chị Hồng (Thái Nguyên)

Vị trí và chức năng của Bộ Y tế được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 95/2022/TT-BYT về vị trí và chức năng của Bộ Y tế như sau:

Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y, dược cổ truyền; trang thiết bị y tế; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số, sức khỏe sinh sản; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Bộ Y tế thực hiện những nhiệm vụ gì về việc khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần?

Bộ Y tế thực hiện những nhiệm vụ gì trong việc khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần?

Bộ Y tế thực hiện những nhiệm vụ gì về việc khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần?

Theo quy định khoản 6 Điều 2 Thông tư 95/2022/TT-BYT ghi nhận một trong những nhiệm vụ của Bộ Y tế trong đó có nhiệm vụ cũng như quyền hạn về khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần như sau:

- Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định chuyên môn, các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các định mức kinh tế - kỹ thuật, các tiêu chí chất lượng về lĩnh vực: khám bệnh, chữa bệnh, an toàn truyền máu, điều dưỡng, phục hồi chức năng, dinh dưỡng lâm sàng, kiểm soát nhiễm khuẩn; phẫu thuật thẩm mỹ; hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người; giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần theo quy định của pháp luật;

- Phê duyệt quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành; quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo từng tuyến;

- Quản lý việc cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh; tổ chức thực hiện việc cấp lần đầu, cấp điều chỉnh, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các bộ khác (trừ thuộc Bộ Quốc phòng), người nước ngoài đến hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam; cấp lần đầu, cấp điều chỉnh, cấp lại và thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, bệnh viện tư nhân hoặc bệnh viện thuộc các bộ khác (trừ thuộc Bộ Quốc phòng) theo quy định của pháp luật;

- Thẩm định và cho phép các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh áp dụng các kỹ thuật mới, phương pháp mới lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

- Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan thực hiện quản lý nhà nước về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật;

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy định chuyên môn, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, phẫu thuật thẩm mỹ, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.

Cơ cấu tổ chức Bộ Y tế thay đổi như thế nào?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 95/2022/NĐ-CP thì cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế gồm:

- 18 tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:

+ Vụ Bảo hiểm y tế.

+ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em.

+ Vụ Tổ chức cán bộ.

+ Vụ Kế hoạch - Tài chính.

+ Vụ Pháp chế.

+ Vụ Hợp tác quốc tế.

+ Văn phòng Bộ.

+ Thanh tra Bộ.

+ Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo.

+ Cục Y tế dự phòng.

+ Cục Phòng, chống HIV/AIDS.

+ Cục Quản lý Môi trường y tế.

+ Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.

+ Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền.

+ Cục Quản lý Dược.

+ Cục An toàn thực phẩm.

+ Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế.

+ Cục Dân số.

- 03 các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Y tế, gồm:

+ Viện Chiến lược và Chính sách y tế.

+ Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia.

+ Báo Sức khỏe và Đời sống.

Như vậy, so với cơ cấu tổ chức trước đây, Nghị định 95/2022/NĐ-CP đã thành lập và giải thể một số cơ quan, đơn vị sự nghiệp cụ thể như sau:

- Giải thể 03 cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ: Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng, Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Tạp chí Y Dược học.

- Thành lập mới 02 cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ: Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế, Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia.

- Tổ chức lại 01 cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ: Tổng cục Dân số chuyển thành Cục Dân số.

Nghị định 95/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2022 thay thế Nghị định 75/2017/NĐ-CP.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}