Bộ Tư pháp triển khai tổng kết số liệu, thông tin thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật đến tháng 6/2022?

Ngày 20/5/2022, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định 1196/QĐ-BTP về việc ban hành kế hoạch tổng kết thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Theo Quyết định này thì Bộ Tư pháp sẽ tiến hành tổng kết công tác thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật trên những nội dung nào?

Mục đích và yêu cầu của Kế hoạch tổng kết thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật?

Theo mục I Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1196 /QĐ-BTP ngày 20/5/2022 của Bộ Tư pháp đã đưa ra những mục đích và yêu cầu về việc thực hiện kế hoạch tổng kết thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật như sau:

- Mục đích:

+ Đánh giá khách quan, toàn diện những kết quả đạt được, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL).

+ Nhận diện những bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo, khoảng trống (nếu có) nhằm đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật PBGDPL và các văn bản quy định chitiết, hướng dẫn thực hiện Luật cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Luật PBGDPL trongthời gian tới. 

+ Phát hiện, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện Luật PBGDPL và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Yêu cầu:

+ Việc tổng kết Luật PBGDPL phải được tiến hành nghiêm túc, khách quan, thực chất, toàn diện từ trung ương đến địa phương; đảm bảo đúng mục đích và tiến độ đề ra, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời, bám sát các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 2216/QĐ-BTP ngày 30/7/2012 của Bộ Tư pháp về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Luật.

+ Bám sát Đề cương tổng kết, kèm theo số liệu chứng minh cụ thể; chú trọng phân tích tồn tại, hạn chế, vướng mắc của Luật PBGDPL và các văn bản hướng dẫn thi hành (nếu có) và đề xuất giải pháp cụ thể.

+ Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình tổng kết các văn bản, phát huy vai trò của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp trong hướng dẫn, chỉ đạo việc tổng kết. 

Theo đó, mục đích của việc thực hiện Kế hoạch tổng kết thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật là để đánh giá khách quan những kết quả đã đạt được qua đó kịp thời phát hiện ra những mặt hạn chế cũng như khó khăn của việc thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Ngoài ra, việc tổ chức Kế hoạch còn để kịp thời khen thưởng những cá nhân và tập thể đã có thành tích tốt trong trong những năm thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn.

Yêu cầu đối với Kế hoạch là phải tiến hành một cách nghiêm túc, khách quan và toàn diện từ trung ương đến địa phương. Bảo đảm được sự chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc tổng kết kế hoạch.

Bộ Tư pháp tổng kết số liệu, thông tin thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật từ tháng 01/2013?

Bộ Tư pháp tổng kết số liệu, thông tin thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật từ tháng 01/2013?

Nội dung của Kế hoạch tổng kết thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật?

Căn cứ mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1196 /QĐ-BTP ngày 20/5/2022 của Bộ Tư pháp đã quy định về nội dung thực hiện Kế hoạch như sau:

“II. PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TỔNG KẾT
1. Phạm vi, nội dung tổng kết
1.1. Phạm vi tổng kết:
a) Việc tổng kết được thực hiện trên phạm vi toàn quốc, tại tất cả các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương.
b) Mốc thời gian thông tin, số liệu tổng kết: Tính từ tháng 01/2013 đến hết tháng 6/2022.
1.2. Nội dung tổng kết: Theo Đề cương Báo cáo tổng kết thực hiện Luật PBGDPL và các biểu mẫu thống kê kèm theo Kế hoạch này (Phụ lục I và II củaKế hoạch).
2. Hình thức tổng kết 
2.1. Căn cứ tình hình thực tế, điều kiện cụ thể, bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương và các địa phương chủ động lựa chọn hình thức tổ chức tổng kết thực hiện Luật PBGDPL phù hợp.
2.2. Căn cứ tình hình thực tế, Bộ Tư pháp sẽ tổ chức tổng kết thực hiện Luật PBGDPL bằng hình thức phù hợp.”

Như vậy, phạm vi thực hiện việc tổng kết là trên toàn quốc và số liệu được tổng kết sẽ tính từ tháng 01/2013 đến hết tháng 6/2022. Về hình thức thực hiện tổng kết, các tổ chức tại trung ương và địa phương căn cứ tình hình thực tế để lựa chọn hình thức tổng kết việc thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật một cách phù hợp.

Kinh phí tổ chức kế hoạch thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật như thế nào?

Theo tiểu mục 2 mục IV Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1196 /QĐ-BTP ngày 20/5/2022 của Bộ Tư pháp đã quy định về kinh phí tổ chức Kế hoạch tổng kết thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật như sau:

“IV. Tổ chức thực hiện
2. Kinh phí tổ chức thực hiện
Kinh phí phục vụ hoạt động tổ chức tổng kết thực hiện Luật PBGDPL tại các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương được lấy từ nguồn kinh phí thường xuyên năm 2022 của cơ quan, đơn vị dành cho công tác PBGDPL và các nguồn hỗ trợ khác (nếu có).
Kinh phí phục vụ các hoạt động tổng kết Luật PBGDPL của Bộ Tư pháp được bố trí trong kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL trung ương và các nhiệm vụ đặc thù trong công tác PBGDPL của Bộ Tư pháp năm 2022 và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác (nếu có).
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp để được hướng dẫn, giải đáp (Phòng Quản lý công tác PBGDPL, Vụ PBGDPL: điện thoại: 024.62739480)./.”

Như vậy, kinh phí thực hiện Kế hoạch sẽ được lấy từ nguồn kinh phí thường xuyên năm 2022 ở mỗi cơ quan, đơn vị dành cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật Ngoài ra, có thể vận động kinh phí từ các nguồn hỗ trợ khác để việc thực hiện Kế hoạch được tiến hành một cách hiệu quả hơn.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

24 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}