Biện pháp cảnh vệ đối với khách quốc tế khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam từ ngày 01/1/2025 ra sao?

Biện pháp cảnh vệ đối với khách quốc tế khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam từ ngày 01/1/2025 ra sao?

Biện pháp cảnh vệ đối với khách quốc tế khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam từ ngày 01/1/2025 ra sao?

Căn cứ khoản 7 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024 quy định biện pháp cảnh vệ đối với khách quốc tế khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam như sau:

(1) Đối với người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ các nước khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam áp dụng biện pháp cảnh vệ theo quy định tại khoản 1 Điều 11a Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024.

Đối với người đứng đầu cơ quan lập pháp các nước khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam áp dụng biện pháp cảnh vệ theo quy định tại khoản 1 Điều 11a Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024 trên nguyên tắc đối đẳng, có đi có lại, yêu cầu đối ngoại.

(2) Đối với cấp phó của người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ các nước khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam áp dụng biện pháp cảnh vệ theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 4 Điều 11a Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024.

Đối với cấp phó của người đứng đầu cơ quan lập pháp các nước khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam áp dụng biện pháp cảnh vệ theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 4 Điều 11a Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024 trên nguyên tắc đối đẳng, có đi có lại, yêu cầu đối ngoại.

(3) Đối với khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc khách mời khác theo đề nghị của Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao mà không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12a Luật Cảnh vệ 2017 (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024) khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam thì căn cứ vào yêu cầu đối ngoại và thông lệ quốc tế, đề nghị của phía khách mời và tình hình thực tế để áp dụng một hoặc các biện pháp cảnh vệ theo quy định tại khoản 1 Điều 11a Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024.

(4) Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết các biện pháp cảnh vệ quy định tại Điều 12a Luật Cảnh vệ 2017 (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024)

Biện pháp cảnh vệ đối với khách quốc tế khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam từ ngày 01/1/2025 ra sao?

Biện pháp cảnh vệ đối với khách quốc tế khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam từ ngày 01/1/2025 ra sao? (Hình ảnh Internet)

Từ ngày 01/1/2025, chế độ cảnh vệ đối với khách quốc tế khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam ra sao?

Căn cứ tại Điều 12 Luật Cảnh vệ 2017 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024 quy định chế độ cảnh vệ đối với khách quốc tế khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam như sau:

(1) Đối với người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ:

Người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ các nước khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam được hưởng chế độ cảnh vệ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật Cảnh vệ 2017 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024) và được bố trí phương tiện hộ tống theo nghi lễ đối ngoại của Nhà nước.

Đối với người đứng đầu cơ quan lập pháp các nước khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam được hưởng chế độ cảnh vệ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật Cảnh vệ 2017 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024) trên nguyên tắc đối đẳng, có đi có lại, yêu cầu đối ngoại và được bố trí phương tiện hộ tống theo nghi lễ đối ngoại của Nhà nước.

(2) Đối với cấp phó của người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ

Cấp phó của người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ các nước khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam được hưởng chế độ cảnh vệ theo quy định tại khoản 4 Điều 11 của Luật Cảnh vệ 2017 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024).

Đối với cấp phó của người đứng đầu cơ quan lập pháp các nước khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam được hưởng chế độ cảnh vệ theo quy định tại khoản 4 Điều 11 của Luật Cảnh vệ 2017 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024) trên nguyên tắc đối đẳng, có đi có lại, yêu cầu đối ngoại.

(3) Đối với khách mời của các lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cao cấp Việt Nam:

Khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc khách mời khác theo đề nghị của Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao mà không thuộc đối tượng quy định tại (1) và (2) khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam thì căn cứ vào yêu cầu đối ngoại và thông lệ quốc tế, đề nghị của phía khách mời và tình hình thực tế để áp dụng một hoặc các chế độ cảnh vệ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật Cảnh vệ 2017 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024).

Hợp tác quốc tế trong công tác cảnh vệ gồm những nội dung gì?

Căn cứ Điều 8 Luật Cảnh vệ 2017 quy định về hợp tác quốc tế trong công tác cảnh vệ như sau:

- Hoạt động hợp tác giữa lực lượng Cảnh vệ Việt Nam và nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam và trên lãnh thổ nước ngoài được thực hiện theo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận trực tiếp giữa Việt Nam với quốc gia có liên quan trên nguyên tắc có đi có lại, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

- Nội dung hợp tác bao gồm:

+ Trao đổi thông tin về công tác cảnh vệ;

+ Phối hợp triển khai thực hiện các biện pháp, chế độ cảnh vệ;

+ Huấn luyện, diễn tập nâng cao năng lực cảnh vệ, đào tạo kỹ năng về công tác cảnh vệ;

+ Hỗ trợ kỹ thuật, phương tiện chuyên dùng, vũ khí, trang bị phục vụ công tác cảnh vệ;

+ Thực hiện nội dung hợp tác khác.

Nguyễn Đỗ Bảo Trung

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}