Biên chế công chức của các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập: 101.546 biên chế?

Cho tôi hỏi biên chế của hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương giai đoạn 2022-2026 là 686 biên chế, có phải không? - Câu hỏi của anh Hưng từ Kiên Giang

Biên chế công chức của các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập: 101.546 biên chế?

Theo Điều 1 Quyết định 1259/QĐ-TTg năm 2022 nêu rõ như sau:

Tổng biên chế công chức của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng chính phủ thành lập mà không phải đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (không bao gồm biên chế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng), biên chế của các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương giai đoạn 2022-2026, đảm bảo đến hết năm 2026 là 103.300 biên chế. Cụ thể như sau:

- Các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng chính phủ thành lập mà không phải đơn vị sự nghiệp công lập: 101.546 biên chế

- Các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài: 1.068 biên chế.

- Biên chế của hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương: 686 Biên chế

Biên chế công chức của hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương giai đoạn 2022-2026 là 686 biên chế?

Biên chế công chức của các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập: 101.546 biên chế? (Hình từ Internet)

Giao biên chế đối với từng hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương giai đoạn 2022-2026?

Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 1259/QĐ-TTg năm 2022 nêu rõ như sau:

Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm:

- Giao biên chế công chức đối với từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập trong tổng số biên chế công chức quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định này.

- Giao biên chế đối với từng hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương trong tổng biên chế quy định tại khoản 3 Điều 1 Quyết định này.

Xem chi tiết nội dung tại: Quyết định 1259/QĐ-TTg năm 2022

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về quản lý biên chế được quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 8, khoản 25 Điều 2 Nghị định 63/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn Bộ Nội vụ như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Nội vụ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
...
8. Về quản lý biên chế:
a) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng biên chế công chức, biên chế công chức làm việc ở nước ngoài của các cơ quan, tổ chức hành chính và biên chế của các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở trung ương theo quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh, bổ sung biên chế công chức của cơ quan, tổ chức hành chính theo quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền;
c) Quyết định giao, điều chỉnh, bổ sung biên chế công chức đối với từng cơ quan, tổ chức hành chính và hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở trung ương theo quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền;
d) Quyết định giao biên chế công chức làm việc ở nước ngoài đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ sau khi được cơ quan có thẩm quyền và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
đ) Thẩm định kế hoạch số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền.
...
25. Quản lý tổ chức bộ máy; vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức; vị trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp; số lượng người lao động theo chế độ hợp đồng lao động của Bộ Nội vụ. Thực hiện cải cách hành chính; quyết định và phân cấp thẩm quyền quyết định tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ Nội vụ theo quy định của Đảng và của pháp luật; quyết định việc bố trí biên chế công chức làm nhiệm vụ chuyên trách công tác đảng, đoàn thể; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ.

Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về quản lý biên chế được quy định như trên.

Trần Minh Khang

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}