Ban đại diện cha mẹ học sinh trường là gì? Ban đại diện cha mẹ học sinh trường có cơ cấu tổ chức ra sao?

Ban đại diện cha mẹ học sinh trường là gì? Ban đại diện cha mẹ học sinh trường có cơ cấu tổ chức ra sao? Câu hỏi của bạn A.Q ở Gia Lai.

Ban đại diện cha mẹ học sinh trường là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:

Nguyên tắc tổ chức Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi năm học, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) đang theo học ở từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục.
2. Không tổ chức Ban đại diện cha mẹ học sinh theo hình thức liên trường và ở các cấp hành chính.

Như vậy, ban đại diện cha mẹ học sinh trường được tổ chức mỗi năm học, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) đang theo học ở từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục.

Ban đại diện cha mẹ học sinh trường là gì? Ban đại diện cha mẹ học sinh trường có cơ cấu tổ chức ra sao?

Ban đại diện cha mẹ học sinh trường là gì? Ban đại diện cha mẹ học sinh trường có cơ cấu tổ chức ra sao?

Ban đại diện cha mẹ học sinh trường có cơ cấu tổ chức ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định cơ cấu tổ chức của ban đại diện cha mẹ học sinh trường như sau:

- Mỗi trường có một Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm trưởng ban, các phó trưởng ban và các thành viên thường trực (nếu cần thiết).

- Thành viên tham gia Ban đại diện cha mẹ học sinh trường là trưởng ban hoặc phó trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.

- Số lượng các phó trưởng ban và các thành viên thường trực (nếu có) của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường do cuộc họp các trưởng ban và phó trưởng ban của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp quyết định.

- Nhiệm kỳ của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường là một năm học

Nhiệm vụ và quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ và quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường như sau:

(1) Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường:

- Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường;

- Phối hợp với Hiệu trưởng hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh;

- Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức giáo dục học sinh hạnh kiểm yếu tiếp tục rèn luyện trong dịp nghỉ hè ở địa phương;

- Phối hợp với Hiệu trưởng giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác; vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục đi học;

- Hướng dẫn về công tác tổ chức và hoạt động cho các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.

(2). Quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường:

- Quyết định triệu tập các cuộc họp theo quy định tại Điều 9 Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT (trừ cuộc họp đầu năm học cử Ban đại diện cha mẹ học sinh trường) sau khi đã thống nhất với Hiệu trưởng;

- Căn cứ ý kiến của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để kiến nghị với Hiệu trưởng về những biện pháp cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ năm học của trường và về quản lý, giáo dục học sinh;

- Quyết định chi tiêu phục vụ các hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh từ nguồn ủng hộ, tài trợ tự nguyện theo quy định tại Điều 10 Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT

Nhiệm vụ, quyền của trưởng ban, phó trưởng ban và các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh trường là gì?

Căn cứ tại Điều 7 Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng ban, phó trưởng ban và các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh trường như sau:

(1) Nhiệm vụ và quyền của trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường:

Nhiệm vụ của trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường:

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động của cha mẹ học sinh, của Ban đại diện cha mẹ học sinh theo quy định tại Điều 9 của Điều lệ này;

- Dự kiến phân công nhiệm vụ cho các phó trưởng ban, các thành viên thường trực để thông qua tại cuộc họp toàn Ban đại diện cha mẹ học sinh trường;

- Chuẩn bị nội dung các cuộc họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường;

- Tập hợp ý kiến của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, của cha mẹ học sinh để thống nhất với Hiệu trưởng các biện pháp giải quyết.

Quyền của trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường:

- Chủ trì các cuộc họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường (trừ cuộc họp cử trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường);

- Phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh;

- Tổ chức vận động học sinh bỏ học tiếp tục đi học;

- Định kỳ làm việc với Hiệu trưởng về hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường;

- Giải quyết kiến nghị của cha mẹ học sinh về hoạt động giáo dục của nhà trường;

Nhiệm vụ, quyền của các phó trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.

Các phó trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường có nhiệm vụ giúp việc trưởng ban, thay mặt trưởng ban phụ trách một số công việc được phân công; chủ trì cuộc họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường nếu được trưởng ban uỷ quyền.

Nhiệm vụ của các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.

Các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh trường có nhiệm vụ thực hiện các công việc do Ban đại diện cha mẹ học sinh trường phân công.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}