Thẩm quyền đánh giá công chức Tòa án nhân dân được quy định như thế nào? Thủ tục đánh giá công chức đối với người đứng đầu Tòa án nhân dân?

Thẩm quyền đánh giá công chức Tòa án nhân dân được quy định như thế nào? Thủ tục đánh giá công chức đối với người đứng đầu Tòa án nhân dân? Câu hỏi của bạn An ở Huế.

Thẩm quyền đánh giá công chức Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2019 quy định như sau:

Thẩm quyền đánh giá và phân loại công chức, viên chức, người lao động
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền đánh giá, phân loại đối với Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền đánh giá, phân loại đối với cấp phó của mình, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị.
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền đánh giá, phân loại đối với Phó Chánh án, công chức, người lao động Tòa án nhân dân cấp cao thuộc phạm vi quản lý.
4. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền đánh giá, phân loại đối với Phó Chánh án, công chức, người lao động tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi quản lý.
5. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền đánh giá, phân loại đối với Phó Chánh án, công chức, người lao động Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi quản lý.

Theo đó, thẩm quyền đánh giá công chức Tòa án nhân dân như sau:

- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền đánh giá, phân loại đối với Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền đánh giá, phân loại đối với cấp phó của mình, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị.

- Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền đánh giá, phân loại đối với Phó Chánh án, công chức, người lao động Tòa án nhân dân cấp cao thuộc phạm vi quản lý.

- Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền đánh giá, phân loại đối với Phó Chánh án, công chức, người lao động tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi quản lý.

- Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền đánh giá, phân loại đối với Phó Chánh án, công chức, người lao động Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi quản lý.

Thẩm quyền đánh giá công chức Tòa án nhân dân được quy định như thế nào? Thủ tục đánh giá công chức đối với người đứng đầu Tòa án nhân dân?

Thẩm quyền đánh giá công chức Tòa án nhân dân được quy định như thế nào? Thủ tục đánh giá công chức đối với người đứng đầu Tòa án nhân dân? (Hình từ Internet)

Thủ tục đánh giá công chức đối với người đứng đầu Tòa án nhân dân ra sao?

Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2019 quy định như sau:

Đối với Lãnh đạo các đơn vị Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện có Tòa chuyên trách.

Bước 1: Công chức, viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo Mẫu phiếu đánh giá, phân loại tại Phụ lục; Lấy ý kiến đánh giá bằng văn bản của cấp ủy nơi công tác, cấp ủy nơi cư trú.

Bước 2: Thủ trưởng các đơn vị Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao: Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện chủ trì tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt gồm: Đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và Trưởng (Tòa, Phòng,...) các đơn vị cấu thành để mọi người đóng góp ý kiến đối với nội dung Phiếu đánh giá, phân loại của công chức, viên chức. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

Bước 3: Thủ trưởng các đơn vị Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện trên cơ sở các ý kiến tham gia tại Bước 1 và Bước 2 lập hồ sơ đề xuất nhận xét, đánh giá, phân loại đối với Lãnh đạo của đơn vị mình báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Tổ chức-Cán bộ) Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (thông qua Phòng Tổ chức cán bộ, thanh tra và Thi đua khen thưởng) Hồ sơ đề xuất nhận xét, đánh giá, phân loại đối với Thủ trưởng các đơn vị Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện trước ngày 05 tháng 12 hằng năm.

Bước 4: Vụ Tổ chức-Cán bộ tổng hợp Hồ sơ đề xuất nhận xét, đánh giá, phân loại đối với Thủ trưởng các đơn vị Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo, xin ý kiến nhận xét của Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phụ trách trước ngày 08 tháng 12 hằng năm.

Bước 5: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đánh giá và thông báo kết quả đánh giá, phân loại đối với lãnh đạo, công chức, viên chức trước ngày 10 tháng 12 hằng năm.

Thủ trưởng các đơn vị Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định và thông báo kết quả đánh giá, phân loại đối với cấp phó của mình trước ngày 10 tháng 12 hằng năm.

Việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động thực hiện vào thời điểm nào?

Căn cứ tại Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2019 quy định như sau:

Đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động theo năm công tác, cụ thể:

- Thời điểm đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động được tiến hành trong tháng 12 hằng năm, trước khi thực hiện việc bình xét thi đua, khen thưởng hằng năm;

- Công chức, viên chức, người lao động khi chuyển công tác thì đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, phân loại kết hợp với ý kiến nhận xét của đơn vị cũ (đối với trường hợp có thời gian công tác ở đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên).

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}