Ai có quyền ký ban hành văn bản hành chính thuộc Bộ Nội vụ? Hồ sơ trình ký văn hành chính trước khi ban hành gồm những thành phần nào?

Ai có quyền ký ban hành văn bản hành chính thuộc Bộ Nội vụ? Hồ sơ trình ký văn hành chính trước khi ban hành gồm những thành phần nào? Câu hỏi của bạn An ở Huế.

Ai có thẩm quyền ký ban hành văn bản hành chính thuộc Bộ Nội vụ?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1032/QĐ-BNV năm 2020 như sau:

Ký văn bản
1. Thẩm quyền ký văn bản của Bộ trưởng, Thứ trưởng và thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ thực hiện theo quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ.
2. Người ký văn bản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản do mình ký ban hành. Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ văn bản do Bộ Nội vụ ban hành.
3. Đối với văn bản giấy, khi ký văn bản phải dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai.
4. Đối với văn bản điện tử, người có thẩm quyền thực hiện ký số. Vị trí, hình ảnh chữ ký số theo quy định tại Phụ lục I, Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ.

Theo đó, Bộ trưởng, Thứ trưởng và thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ là những người có thẩm quyền ký ban hành văn bản hành chính theo quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ.

Ai có quyền ký ban hành văn bản hành chính thuộc Bộ Nội vụ? Hồ sơ trình ký văn hành chính trước khi ban hành gồm những thành phần nào?

Ai có quyền ký ban hành văn bản hành chính thuộc Bộ Nội vụ? Hồ sơ trình ký văn hành chính trước khi ban hành gồm những thành phần nào?

Ai có trách nhiệm kiểm tra nội dung văn bản hành chính trước khi ban hành thuộc Bộ Nội vụ?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1032/QĐ-BNV năm 2020 như sau:

Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành
1. Người đứng đầu đơn vị và cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu đơn vị soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về nội dung văn bản (đối với văn bản giấy phải ký tắt vào cuối nội dung văn bản sau dấu ./.) trước khi trình Lãnh đạo Bộ ký ban hành.
2. Văn phòng Bộ giúp Bộ trưởng kiểm tra lần cuối và chịu trách nhiệm về thể thức, kỹ thuật trình bày, thủ tục ban hành văn bản của Bộ (đối với văn bản giấy có đầy đủ chữ ký trong phiếu trình văn bản của hồ sơ trình ký). Trường hợp phát hiện có sai sót thì trả lại cho đơn vị soạn thảo văn bản để chỉnh sửa, hoàn thiện.
...

Theo đó, người đứng đầu đơn vị và cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu đơn vị soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về nội dung văn bản hành chính (đối với văn bản giấy phải ký tắt vào cuối nội dung văn bản sau dấu ./.) trước khi trình Lãnh đạo Bộ Nội vụ ký ban hành.

Hồ sơ trình ký văn hành chính trước khi ban hành gồm những thành phần nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 10 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1032/QĐ-BNV năm 2020 như sau:

Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành
...
2. Văn phòng Bộ giúp Bộ trưởng kiểm tra lần cuối và chịu trách nhiệm về thể thức, kỹ thuật trình bày, thủ tục ban hành văn bản của Bộ (đối với văn bản giấy có đầy đủ chữ ký trong phiếu trình văn bản của hồ sơ trình ký). Trường hợp phát hiện có sai sót thì trả lại cho đơn vị soạn thảo văn bản để chỉnh sửa, hoàn thiện.
3. Hồ sơ trình ký văn bản giấy gồm:
a) Phiếu trình ký đã được người có thẩm quyền của đơn vị soạn thảo văn bản phê duyệt;
b) Văn bản đến là cơ sở phát sinh hồ sơ trình ký và các văn bản có liên quan;
c) Dự thảo văn bản trình ký có ký tắt của người có thẩm quyền trong đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản;
d) Bản tổng hợp ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân liên quan (nếu có);
đ) Văn bản thẩm định của Vụ Pháp chế Bộ Nội vụ (đối với văn bản quy phạm pháp luật);
e) Bản dự thảo văn bản các lần trước (nếu có).
4. Hồ sơ trình ký văn bản điện tử được tạo lập trên cơ sở văn bản đến điện tử:
a) Tờ trình Lãnh đạo Bộ;
b) Dự thảo văn bản trình ký (đối với các văn bản liên quan đến tài chính, dự toán kinh phí phải có chữ ký tắt vào cuối nội dung văn bản sau dấu ./. của người có thẩm quyền đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản);
c) Bản tổng hợp ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân liên quan (nếu có);
d) Văn bản thẩm định của Vụ Pháp chế Bộ Nội vụ (đối với văn bản quy phạm pháp luật);
đ) Các văn bản có liên quan.
5. Thủ tục trình ký văn bản thực hiện theo Quy trình ISO trình ký văn bản của Bộ Nội vụ.

Theo đó, hồ sơ trình Lãnh đạo Bộ Nội vụ ký ban hành văn bản giấy gồm những thành phần sau:

- Phiếu trình ký đã được người có thẩm quyền của đơn vị soạn thảo văn bản hành chính phê duyệt;

- Văn bản đến là cơ sở phát sinh hồ sơ trình ký và các văn bản có liên quan;

- Dự thảo văn bản trình ký có ký tắt của người có thẩm quyền trong đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản hành chính;

- Bản tổng hợp ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân liên quan (nếu có);

- Bản dự thảo văn bản các lần trước (nếu có).

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}