03 thủ tục hành chính thay thế lĩnh vực tuyển sinh quân sự của Bộ Quốc phòng là những thủ tục nào?
- Bộ Quốc phòng Công bố 03 thủ tục hành chính thay thế lĩnh vực tuyển sinh quân sự của Bộ Quốc phòng là những thủ tục nào?
- Có mấy bước thực hiện tuyển sinh theo chế độ cử tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc thủ tục hành chính cấp tỉnh như thế nào?
- Hồ sơ thực hiện tuyển sinh theo chế độ cử tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc thủ tục hành chính cấp tỉnh gồm giấy tờ gì?
Ngày 07/7/2023, Bộ Quốc phòng ban hành Quyết định 3002/QĐ-BQP năm 2023 về việc công bố thủ tục hành chính thay thế lĩnh vực tuyển sinh quân sự thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng.
Bộ Quốc phòng Công bố 03 thủ tục hành chính thay thế lĩnh vực tuyển sinh quân sự của Bộ Quốc phòng là những thủ tục nào?
Theo Phụ lục ban hành kèm Quyết định 3002/QĐ-BQP năm 2023, có 03 thủ tục hành chính thay thế lĩnh vực tuyển sinh quân sự thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng, cụ thể:
- Thủ tục tuyển sinh theo chế độ cử tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp
- Thủ tục tuyển sinh đào tạo trình độ đại học, cao đẳng quân sự hệ chính quy
- Thủ tục tuyển sinh đào tạo cán bộ ngành quân sự cơ sở
Theo đó, các thủ tục hành chính này thay thế thủ tục hành chính tương ứng đã được công bố tại Quyết định 6184/QĐ-BQP năm 2019
Bộ Quốc phòng Công bố 03 thủ tục hành chính thay thế lĩnh vực tuyển sinh quân sự của Bộ Quốc phòng là những thủ tục nào? (Hình internet)
Có mấy bước thực hiện tuyển sinh theo chế độ cử tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc thủ tục hành chính cấp tỉnh như thế nào?
Căn cứ nội dung tại phần 2A Phụ lục ban hành kèm Quyết định 3002/QĐ-BQP năm 2023 nêu rõ:
Theo đó, thủ tục tuyển sinh theo chế độ cử tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc thủ tục hành chính cấp tỉnh thực hiện như sau:
Bước 1: Căn cứ chỉ tiêu cử tuyển do Bộ Quốc phòng giao, Ban Tuyển sinh quân sự và cơ quan chức năng các quân khu hoặc tương đương phân bổ chỉ tiêu cho các đơn vị, địa phương trực thuộc và chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện, chỉ tiêu phải bảo đảm đúng cơ cấu vùng miền.
Bước 2: Ban Tuyển sinh quân sự và cơ quan chức năng cấp sư đoàn, tỉnh và tương đương tổ chức sơ tuyển và hướng dẫn thí sinh làm hồ sơ theo mẫu quy định của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng, thực hiện xong trước ngày 25 tháng 6 hằng năm.
Bước 3: Ban Tuyển sinh quân sự các cấp xét duyệt hồ sơ, thông qua cấp ủy cùng cấp và báo cáo đề nghị với các trường trước ngày 30 tháng 6 hằng năm.
Bước 4: Hội đồng tuyển sinh các trường thẩm định, báo cáo đề nghị với Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng (qua Cơ quan Thường trực) trước ngày 15/7 hằng năm.
Bước 5: Cơ quan Thường trực chủ trì, phối hợp với Cục Cán bộ thuộc Tổng cục Chính trị; Cục Quân lực, Cục Dân quân tự vệ thuộc Bộ Tổng Tham mưu thẩm định và đề xuất danh sách đủ tiêu chuẩn cử tuyển xong trước ngày 10 tháng 8 hằng năm; tổng hợp, báo cáo Trưởng ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định trước ngày 30/8 hằng năm.
Hồ sơ thực hiện tuyển sinh theo chế độ cử tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc thủ tục hành chính cấp tỉnh gồm giấy tờ gì?
Tại phần 2A Phụ lục ban hành kèm Quyết định 3002/QĐ-BQP năm 2023
*Cách thức thực hiện: Thí sinh làm hồ sơ theo mẫu quy định của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng nộp cho Ban Tuyển sinh cấp sư đoàn, cấp tỉnh và tương đương.
Hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký xét tuyển học theo chế độ cử tuyển.
- 03 phiếu đăng ký dự tuyển theo quy định của Bộ Quốc phòng.
- 01 phiếu khám sức khỏe.
- 01 bản thẩm tra, xác minh lý lịch.
- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính giấy khai sinh.
- Bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với thí sinh chưa được cấp bằng tốt nghiệp.
- Bản sao học bạ trung học phổ thông.
- Giấy xác nhận là con liệt sỹ, con thương binh, bệnh binh; người được hưởng chính sách như thương binh; các giấy xác nhận đối tượng mà thí sinh được hưởng ưu tiên xét cử tuyển (nếu có).
- Xác nhận nơi thường trú, thời gian thường trú. Ban Tuyển sinh quân sự cấp huyện chịu trách nhiệm xác nhận nơi thường trú, thời gian thường trú của thí sinh dự tuyển. Việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
*Thời hạn giải quyết:
- Tổ chức sơ tuyển và thí sinh làm hồ sơ, thực hiện xong trước ngày 25/6 hằng năm.
- Xét duyệt và báo cáo đề nghị với các trường trước ngày 30/ 6 hằng năm.
- Hội đồng tuyển sinh các trường thẩm định, báo cáo đề nghị với Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng trước ngày 15/7 hằng năm.
- Thẩm định và đề xuất danh sách đủ tiêu chuẩn cử tuyển xong trước ngày 10/8 hằng năm; tổng hợp, báo cáo Trưởng ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định trước ngày 30/8 hằng năm.
*Lệ phí:
- Phí sơ tuyển: 50.000 đồng/hồ sơ.
- Phí đăng ký xét tuyển: Không.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;