Ứng xử của học sinh các cấp đối với thầy cô thế nào theo Thông tư 06? Nguyên tắc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của học sinh các cấp là gì?

Theo Thông tư 06 học sinh cần có ứng xử như thế nào đối với thầy cô? Nguyên tắc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của học sinh các cấp là gì?

Ứng xử của học sinh các cấp đối với thầy cô thế nào theo Thông tư 06?

Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT về ứng xử của người học trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên:

Ứng xử của người học trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên
1. Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Kính trọng, lễ phép, trung thực, chia sẻ, chấp hành các yêu cầu theo quy định. Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm, bạo lực.
2. Ứng xử với người học khác: Ngôn ngữ đúng mực, thân thiện, trung thực, hợp tác, giúp đỡ và tôn trọng sự khác biệt. Không nói tục, chửi bậy, miệt thị, xúc phạm, gây mất đoàn kết; không bịa đặt, lôi kéo; không phát tán thông tin để nói xấu, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm người học khác.
3. Ứng xử với cha mẹ và người thân: Kính trọng, lễ phép, trung thực, yêu thương.
4. Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Tôn trọng, lễ phép

Theo đó, Thông tư 06 quy định ứng xử của học sinh đối với thầy cô như sau:

- Kính trọng, lễ phép, trung thực, chia sẻ, chấp hành các yêu cầu theo quy định.

- Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm, bạo lực.

Ứng xử của học sinh các cấp đối với thầy cô thế nào theo Thông tư 06? Nguyên tắc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của học sinh các cấp là gì?

Ứng xử của học sinh các cấp đối với thầy cô thế nào theo Thông tư 06? Nguyên tắc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của học sinh các cấp là gì? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của học sinh các cấp là gì?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của học sinh các cấp như sau:

- Tuân thủ các quy định của pháp luật; phù hợp với chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa của dân tộc.

- Thể hiện được các giá trị cốt lõi: Nhân ái, tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, trung thực trong mối quan hệ của mỗi thành viên trong cơ sở giáo dục đối với người khác, đối với môi trường xung quanh và đối với chính mình.

- Bảo đảm định hướng giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, phát triển phẩm chất, năng lực của người học; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trách nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục.

- Dễ hiểu, dễ thực hiện; phù hợp với lứa tuổi, cấp học và đặc trưng văn hóa mỗi vùng miền.

- Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội dung Bộ Quy tắc ứng xử phải được thảo luận dân chủ, khách quan, công khai và được sự đồng thuận của đa số các thành viên trong cơ sở giáo dục.

Độ tuổi của học sinh các cấp được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 28 Luật giáo dục 2019 quy định về độ tuổi của học sinh các cấp như sau:

Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
2. Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
b) Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông. Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một; việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì độ tuổi của học sinh các cấp như sau:

- Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;

- Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;

- Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.

*Lưu ý: Không áp dụng đối với trường hợp học vượt lớp hoặc học ở độ tuổi cao hơn theo quy định của pháp luật.

Đánh giá học sinh
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nhận xét học sinh lớp 1 các môn học năm 2025 theo Thông tư 27? Học sinh lớp 1 được đánh giá thường xuyên ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Ứng xử của học sinh các cấp đối với thầy cô thế nào theo Thông tư 06? Nguyên tắc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của học sinh các cấp là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian làm bài kiểm tra cuối học kì 1 đối với học sinh lớp 7 là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nhận xét học sinh THCS cuối kì 1 năm học 2024-2025 theo từng môn học?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp mẫu nhận xét học sinh THPT cuối kì 1 năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính điểm trung bình môn học kì 1? Quy định về đánh giá định kì của học sinh THPT ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Bản đặc tả đề kiểm tra theo Công văn 7991 mới nhất? Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học nào ở cấp trung học cơ sở?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các mẫu nhận xét học sinh tiểu học cuối kì 1 2024-2025 theo từng môn học?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nhận xét học sinh tiểu học cuối kì 1 2024-2025 mới nhất? Phương pháp đánh giá học sinh tiểu học ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp mẫu nhận xét học sinh trung học cơ sở cuối kì 1 2024 - 2025 mới nhất?
Tác giả:
Lượt xem: 37
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;