Tổng hợp mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa môn Ngữ văn lớp 8?
Tổng hợp mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa môn Ngữ văn lớp 8?
Dưới đây là cấc mẫu bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa môn Ngữ văn lớp 8 mà các bạn học sinh có thể tham khảo:
Mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa - Cố đô Huế Năm nay, trường tôi đã tổ chức tham quan. Chúng tôi được đến thăm cố đô Huế - một di tích lịch sử nổi tiếng của quê hương. Tôi cảm thấy vô cùng háo hức và mong chờ. Tối hôm qua, tôi đã chuẩn bị đồ dùng cho chuyến đi. Mẹ còn mua cho tôi bánh kẹo, nước uống nữa. Sáu giờ sáng, học sinh phải tập trung ở trường. Tôi thức dậy từ năm giờ ba mươi phút để chuẩn bị. Sau đó, mẹ đưa tôi đến trường. Đến nơi, tôi thấy rất nhiều xe ô tô đỗ ở cổng trưởng. Sân trường đông đúc, nhộn nhịp vô cùng. Nhiều bác phụ huynh cũng đưa con đến trường. Tôi chào tạm biệt mẹ rồi bước vào trong. Rất nhiều học sinh đang xếp hàng dưới sân trường. Tôi nhanh chóng tìm vị trí của lớp mình. Cô giáo chủ nhiệm yêu cầu lớp trưởng điểm danh sĩ số. Chúng tôi xếp thành hàng để lên xe. Khoảng bảy giờ ba mươi, xe bắt đầu xuất phát. Cùng đi có bác hội trưởng và hội phó của hội phụ huynh học sinh. Ngoài ra, mỗi lớp còn có một hướng dẫn viên đi cùng. Hướng dẫn viên của lớp tôi là chị Thu Hà. Chị rất thân thiện và nhiệt tình. Trên đường đi, chị đã trò chuyện và trao đổi với chúng tôi khá vui vẻ. Khoảng một mươi phút, xe đã đến nơi. Cả lớp xếp lại thành hai hàng, sau đó đi tham quan theo sự hướng dẫn của chị hướng dẫn viên. Ở mỗi điểm tham quan, chúng tôi sẽ được dừng lại để ngắm nhìn và lắng nghe chị hướng dẫn viên thuyết trình về nơi đó. Nhiều bạn còn đặt ra những câu hỏi thú vị và được chị Hà giải đáp khá chi tiết. Theo như chị Hà giới thiệu, Kinh Thành Huế được xây dựng vào năm 1805 dưới thời vua Gia Long và được kéo dài gần ba mươi năm năm đến thời vua Minh Mạng. Thành gồm có mười cửa chính. Bên trong kinh thành bao gồm: Phòng thành (xây dựng từ những năm 1805 - 1817), Hoàng thành và Tử cấm thành (1840), đàn Nam Giao… Và cả những lăng tẩm, phủ chúa nổi tiếng như lăng Gia Long (1814 - 1820) lăng Minh Mạng (1820 - 1840), lăng Tự Đức (1864 -1867) rất uy nghi, tráng lệ. Sau một ngày tham quan, tôi đã biết thêm được nhiều kiến thức bổ ích, thêm yêu mến và tự hào về lịch sử của dân tộc. Chúng tôi cũng chụp được rất nhiều tấm ảnh đẹp. Chuyến đi thật thú vị và vui vẻ. Tôi mong rằng sẽ có thêm nhiều chuyến đi hơn nữa để học hỏi thêm những bài học bổ ích, thêm yêu mến và tự hào về đất nước Việt Nam xinh đẹp. |
Mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa - Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội Quê gốc của em là ở thủ đô Hà Nội, thế nhưng vì cha mẹ đã vào miền Nam sinh sống nhiều năm thế nên em cũng không có nhiều dịp về thăm quê. Cho đến kỳ nghỉ hè vừa rồi, nhân dịp cưới chú, thế nên em đã theo bố về quê chơi. Hà Nội là mảnh đất đã trải qua bốn ngàn năm văn hiến thế nên có rất nhiều các di tích lịch sử, ghi dấu ấn của ông cha một thời. Trong đó em có hứng thú nhất chính là Hồ Hoàn Kiếm gắn liền với truyền thuyết trả gươm của vua Lê Lợi. Em và bố ra thăm Hồ Gươm vào một buổi chiều thu mát mẻ, không khí của Hà Nội rất thoải mái, người ta có thể cảm nhận được cái se se lạnh của gió heo may, thấy thoang thoảng mùi hoa sữa đâu đây và thấy cả những chiếc xe đạp đơn sơ chở đầy cúc họa mi trắng. Chỉ nhưng điều đó thôi đã làm cho em yêu Hà Nội hơn rất nhiều. Hồ Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, nhìn từ trên cao nó tựa như một tấm gương khổng lồ phản chiếu những hàng tre, hàng trúc, những rặng liễu, những hàng cây cổ thụ chẳng biết có từ bao giờ bên ven hồ. Nước hồ Gươm rất trong và sáng, in bóng nền trời xanh thẳm với những đám mây trắng bay lửng như những cục bông gòn xinh xắn. Mặt hồ phẳng lặng, thi thoảng lại thấy có tiếng cá đớp nước, tạo thành những vết loang tròn tỏa ra khắp mặt nước. Những chiếc lá vàng lặng lẽ rơi xuống mặt hồ dập dềnh trên sóng nước, khiến người ta có một cảm giác an yên lạ thường. Nhìn ra xa xa trước mặt chính là Tháp Rùa, ngự giữa trên một gò đất giữa lòng hồ phẳng lặng với lối kiến trúc Pháp gồm 4 tầng. Mang vẻ trầm lắng, cô tịch với những mảng rêu phong xanh nhạt, làm nổi bật lên cuộc đời vốn nhiều sương gió, chứng kiến biết bao đổi thay của lịch sử. Nhìn sang hướng Bắc của hồ là đền Ngọc Sơn với cầu Thê Húc sơn đỏ, rực rỡ dưới ánh mặt trời. Nhìn sang hướng Đông Bắc là Tháp Bút gồm 5 tầng đứng sừng sững chỉ ngọn bút lên trời cao, bên cạnh là Đài Nghiên, cùng kết hợp thể hiện vẻ đẹp văn hóa và tinh thần hiếu học của nhân dân ta bao đời nay. Trong lúc dạo chơi em còn may mắn được gặp gỡ một cụ già, đã sinh sống tại Hà Nội này cả đời người, cụ kể rằng Hồ Gươm này đã từng là nơi duyệt quân, luyện binh của quân đội nhà Nguyễn, còn có tên gọi khác là hồ Thủy Quân, với hai phần Tả Vọng và Hữu Vọng, điều ấy làm em thấy rất thú vị. Từ biệt cụ em lại cùng bố đi dạo bên ven hồ, ở đây chúng em gặp rất nhiều người đi dạo mát, có những đôi lứa yêu nhau, có những gia đình hạnh phúc, có những cụ già đi tập thể dục, tạo nên một quang cảnh nhộn nhịp và đông vui vô cùng. Kết thúc chuyến thăm Hồ Gươm đã để lại cho em những kỷ niệm sâu sắc về một di tích lịch sử mang dấu ấn ngàn năm, chứng kiến tất thảy mọi đổi thay của Hà Nội suốt 4000 năm văn hiến. Nếu có dịp về thăm Hà Nội, đừng quên một lần ghé thăm Hồ Hoàn Kiếm, để một lần được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính, âm thầm, đầy hoài niệm, ngự giữa lòng thủ đô này. |
Mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa - Nhà tù Hỏa Lò Chiến tranh đã kết thúc, nhân dân Việt Nam được sống trong hòa bình. Tuy nhiên, những hậu quả mà chiến tranh đã để lại là vô cùng to lớn. Để hiểu thêm về sự khốc liệt của chiến tranh, tôi đã cùng với em gái đến thăm nhà tù Hỏa Lò. Nhà tù Hỏa Lò nằm ở số 1 phố Hoả Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Từ nhà, chúng tôi đã bắt xe buýt khoảng một tiếng là đến nơi. Theo như tôi tìm hiểu, nhà tù Hỏa Lò được thực dân Pháp xây dựng để giam giữ các chiến sĩ cách mạng vô cùng quan trọng của Việt Nam. Đến nơi, tôi mua vé, rồi cùng em gái vào tham quan. Chúng tôi lần lượt ghé thăm các trại giam. Nhà tù Hỏa Lò được chia làm các khu gồm một nhà dùng cho việc canh gác; một nhà dùng làm bệnh xá; một nhà dùng làm nhà thương bố thí; hai nhà dùng để giam bị can (chưa thành án); một nhà dùng để làm phân xưởng thợ mộc, sắt, may, da; năm nhà dùng để giam tù nhân đã thành án; bốn trại xà lim để giam tử tù, tù nhân nguy hiểm, tù nhân vi phạm nội quy nhà tù. Điểm chung của nhà giam ở nhà tù Hỏa Lò là chật hẹp với bốn bức tường dày không có gì lọt qua được. Sự tối tăm, tù túng và vô cùng ngột ngạt khiến cho bất kì ai cũng đều cảm thấy khiếp sợ. Nhưng tôi ấn tượng nhất với nhà giam dành cho tù nhân phạm tội tử hình. Hình ảnh chiếc máy chém được đặt ở khu vực trung tâm với kích thước rất lớn. Khi nhìn thấy nó, tôi cảm thấy rùng mình, sợ hãi trước sự tàn độc của thực dân Pháp. Có lẽ bởi vậy mà nơi đây được mệnh danh là “địa ngục trần gian”. Chuyến tham quan nhà tù Hỏa Lò đã giúp tôi có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Tôi và em gái đều cảm thấy biết ơn và cảm phục thế hệ đi trước đã hy sinh để dân tộc Việt Nam được sống trong hòa bình, độc lập. |
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Tổng hợp mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa môn Ngữ văn lớp 8? (Hình ảnh từ Internet)
Quan điểm về việc xây dụng chương trình môn Ngữ văn như thế nào?
Căn cứ theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định cụ thể về quan điểm về việc xây dụng chương trình môn ngữ văn như sau:
- Chương trình được xây dựng trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Ngữ văn; thành tựu nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ học; thành tựu văn học Việt Nam qua các thời kì; kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam, đặc biệt từ đầu thế kỉ 21 đến nay và xu thế quốc tế trong phát triển chương trình nói chung, chương trình môn Ngữ văn nói riêng những năm gần đây, nhất là chương trình của những quốc gia phát triển; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, đặc biệt là sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.
- Chương trình lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học. Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn học được hình thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản; phục vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.
- Chương trình được xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về tiếng Việt, văn học và một số văn bản có vị trí, ý nghĩa quan trọng của văn học dân tộc là nội dung thống nhất bắt buộc đối với học sinh toàn quốc.
- Chương trình vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu điểm của các chương trình môn Ngữ văn đã có, đặc biệt là chương trình hiện hành.
Học sinh lớp 8 có kết quả rèn luyện cả năm chưa đạt thì có phải rèn luyện thêm vào hè không?
Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về việc rèn luyện trong kỳ nghỉ hè như sau:
Rèn luyện trong kì nghỉ hè
1. Học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Chưa đạt thì phải rèn luyện trong kì nghỉ hè.
2. Hình thức rèn luyện trong kì nghỉ hè do Hiệu trưởng quy định.
3. Căn cứ vào hình thức rèn luyện trong kì nghỉ hè, giáo viên chủ nhiệm giao nhiệm vụ rèn luyện trong kì nghỉ hè cho học sinh và thông báo đến cha mẹ học sinh. Cuối kì nghỉ hè, nếu nhiệm vụ rèn luyện được giáo viên chủ nhiệm đánh giá đã hoàn thành (có báo cáo về quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ rèn luyện có chữ kí xác nhận của cha mẹ học sinh) thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị Hiệu trưởng cho đánh giá lại kết quả rèn luyện cả năm học của học sinh. Kết quả đánh giá lại được sử dụng thay thế cho kết quả rèn luyện cả năm học để xét lên lớp theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
Như vậy, học sinh lớp 8 có kết quả rèn luyện cả năm chưa đạt thì buộc phải rèn luyện thêm hè.
- Đã có Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông?
- Tổng hợp mẫu nhận xét tất cả các môn lớp 8 theo Thông tư 22 mới nhất?
- Mẫu nhận xét học sinh lớp 6 theo Thông tư 22 mới nhất? Học sinh lớp 6 quá 01 tuổi thì trái với quy định hay không?
- Tổng hợp bộ câu hỏi Cuộc thi tìm hiểu phòng chống tai nạn thương tích và đuối nước 2025 và đáp án chi tiết nhất?
- Mẫu nhận xét kết quả học tập của học sinh lớp 3 cuối kì 1 theo Thông tư 27? Phương pháp đánh giá học sinh lớp 3 là gì?
- Toàn bộ nhận xét môn học lớp 9 theo Thông tư 22 chi tiết nhất? Điều kiện để công nhận tốt nghiệp đối với học sinh lớp 9 là gì?
- Tổng hợp mẫu lời nhận xét đánh giá học sinh lớp 4 từng môn học hay nhất 2025?
- Top những mẫu nhận xét kết quả học tập của học sinh lớp 5 chi tiết nhất theo Thông tư 27? Xét hoàn thành chương trình lớp 5 thế nào?
- Mẫu nhận xét học sinh lớp 10 các môn học theo Thông tư 22 năm học 2024-2025?
- Lời nhận xét học sinh lớp 2 từng môn học theo Thông tư 27 mới nhất? Đánh giá kết quả giáo dục học sinh lớp 2 theo bao nhiêu mức?