Phân tích bài thơ Chế học trò ngủ gật lớp 8? Trách nhiệm của Hiệu trưởng trong đánh giá học sinh trung học cơ sở?
Phân tích bài thơ Chế học trò ngủ gật lớp 8?
Bài thơ Chế học trò ngủ gật của Nguyễn Khuyến là một tác phẩm mang đậm nét trào phúng, hài hước nhưng cũng đầy tinh tế, phản ánh sinh động hiện thực xã hội và cuộc sống học đường thời bấy giờ. Dưới đây là mẫu phân tích bài thơ Chế học trò ngủ gật mà học sinh có thể tham khảo.
Thơ Nguyễn Khuyến với giọng điệu nhẹ nhàng nhưng ẩn sau là những lời phê phán, châm biếm. Bài thơ “chế học trò ngủ gật” mang đến cho đọc giả tiếng cười qua những lời thơ hóm hỉnh, hài hước. Bài thơ “Chế học trò ngủ gật’’ là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nguyễn Khuyến. Tác phẩm viết ra nhằm mục đích nói về một học trò lười biếng ngủ gật trong lúc học cạnh thầy. Đây là bức tranh hài hước viết về cuộc sống học đường ở thời kỳ phong kiến, mang đến nhiều màu sắc mới trong phong cách sáng tác thơ của ông Mở đầu bài thơ bằng cách miêu tả lớp học đầy vui tươi, khi giáo viên đang giảng bài: “Trò trẹt chi bay học cạnh thầy, Gật gà gật gưỡng nực cười thay!” Đó là cảnh lớp học vui tươi với việc sử dụng thể thơ lục bát truyền thống quen thuộc, Nguyễn Khuyến đã đem đến cảm giác gần gũi, dễ hiểu về không khí lớp học. Thế nhưng, trong không khí nghiêm túc đó lại có một cậu học trò ngủ gật. Nguyễn Khuyến đã sử dụng các từ ngữ và hình ảnh hết sức hài hước để diễn tả lại tình huống này. “Gật gà gật gưỡng” ý muốn nói đến trạng thái mơ ngủ, không tỉnh táo khi học bài của cậu học trò nhỏ. Đây là cách sử dụng từ ghép đẳng lập, là cách viết tắt của “ngủ gà, ngủ gật”. Nguyễn Khuyến đã sử dụng từ hài hước, hóm hỉnh mang đến những điệu cười khoái chí cho người đọc. “Giọng khê nồng nặc không ra tiếng, Mắt lại lim dim nhấp đã cay. Đồng nổi đâu đây la liệt đảo, Ma men chi đấy tít mù say.” Giáo viên phát hiện ra cậu bé ngủ trong lớp học, cố gắng đánh thức học trò đó bằng mọi cách. Tuy nhiên, cậu học trò vẫn không tỉnh dậy mà còn tiếp tục ngủ sâu hơn. Việc sử dụng các từ láy “nồng nặc”, “lim dim”, “la liệt” diễn tả trạng thái ngủ nực cười của cậu học trò. Các từ ngữ, hình ảnh ấy tạo nên sự đặc sắc trong việc miêu tả trạng thái mệt mỏi và buồn ngủ của cậu học trò. Nguyễn Khuyến đã sử dụng biện pháp nói quá trong những dòng thơ trên. Từ đó làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho bài thơ, làm cho bài thơ trở lên có vần nhịp, nhịp điệu. Khiến cho bài thơ trở nên hóm hỉnh, khôi hài đúng như phong cách sáng tác của Nguyễn Khuyến. “Dễ thương bắt chước Chu Y đó, Quyển có câu thần vậy gật ngay.” Cuối cùng, giáo viên cũng phải nhờ đến sự giúp đỡ của cả lớp mới có thể đánh thức cậu học trò ngủ gật. Nguyễn Khuyến đã sử dụng các từ ngữ và hình ảnh hài hước tạo hiệu ứng và gây tiếng cười cho độc giả. Ông đã đề cập đến việc cậu học trò bắt chước Chu Y, một nhân vật từng xuất hiện trong truyện cổ tích để trốn việc học. Từ “bắt chước” và “câu thần” thể hiện rõ điều đó. Cậu học trò đang cố tìm cách giả vờ học để đánh lừa thầy giáo. Qua đây Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tính châm biếm và hài hước của bài thơ. Nếu như những người thầy khác sẽ cảm thấy bực mình, tức giận khi học trò của mình ngủ, không lắng nghe bài giảng của mình. Thế nhưng đến với Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến ông lại làm hoàn toàn trái ngược như vậy. Mặc dù không hài lòng với ý thức học tập của cậu học trò, thế nhưng ông không trách phạt người học trò ấy. Nhà thơ đã dùng cách của mình, hóm hỉnh trêu chọc cậu học trò để cậu nhận ra lỗi sai của mình. Đó là cách nhắc nhở nhẹ nhàng, hết sức tinh tế. Bài thơ cũng là những lời châm biếm, nhắc nhở nhẹ nhàng nhằm chỉ ra trạng thái ngủ gật trong lớp học và ý thức học tập của học sinh trong giai đoạn đấy. Bằng việc sử dụng ngôn ngữ hài hước, hình ảnh linh hoạt gần gũi cùng các biện pháp tu từ độc đáo Nguyễn Khuyến đã mang đến tiếng cười hài hước cho độc giả. Phê phán thực trạng lười biếng và trốn học của các bạn học sinh. Bài thơ cũng là lời nhắn nhủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tập trung và chăm chỉ trong quá trình học tập. |
Lưu ý: Nội dung Phân tích bài thơ Chế học trò ngủ gật lớp 8? chỉ mang tính chất tham khảo.
Phân tích bài thơ Chế học trò ngủ gật lớp 8? Trách nhiệm của Hiệu trưởng trong đánh giá học sinh trung học cơ sở? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Hiệu trưởng trong đánh giá học sinh trung học cơ sở?
Căn cứ Điều 18 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của Hiệu trưởng trong đánh giá học sinh trung học cơ sở như sau:
- Quản lý, hướng dẫn giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện và phổ biến đến cha mẹ học sinh quy định của Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.
- Tổ chức thực hiện việc đánh giá học sinh theo quy định của Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT tại cơ sở giáo dục; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì của giáo viên; hàng tháng ghi nhận xét và ký xác nhận vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học).
- Kiểm tra, đánh giá việc ghi kết quả vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên), Học bạ học sinh của giáo viên môn học, giáo viên chủ nhiệm; phê duyệt việc sửa chữa điểm, sửa chữa mức đánh giá của giáo viên môn học khi đã có xác nhận của giáo viên chủ nhiệm.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT; phê duyệt và công bố danh sách học sinh được lên lớp sau khi có kết quả kiểm tra, đánh giá lại các môn học, kết quả rèn luyện trong kì nghỉ hè.
- Xét duyệt danh sách học sinh: được lên lớp, đánh giá lại các môn học, rèn luyện trong kì nghỉ hè, không được lên lớp, được khen thưởng. Phê duyệt kết quả đánh giá học sinh trong sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) và Học bạ học sinh sau khi tất cả giáo viên môn học và giáo viên chủ nhiệm đã ghi đầy đủ nội dung.
- Giải trình, giải quyết thắc mắc, kiến nghị về đánh giá học sinh trong phạm vi và quyền hạn của Hiệu trưởng. Đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm; quyết định khen thưởng theo thẩm quyền, đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.
Tiêu chuẩn của Hiệu trưởng trường trung học cơ sở là gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 11 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn của Hiệu trưởng trường trung học cơ sở như sau:
- Về trình độ đào tạo và thời gian công tác: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục 2019 đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó.
- Hiệu trưởng trường trung học cơ sở phải đạt tiêu chuẩn quy định tại chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học theo quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Mẫu viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện lớp 5? 3 mục tiêu cần đạt khi dạy môn Tiếng Việt lớp 5 là gì?
- Viết đoạn văn về những việc em và người thân đã làm trong dịp Tết? 5 quyền của học sinh tiểu học khi đi học là gì?
- Các phương pháp luyện gõ bàn phím 10 ngón nhanh nhất? Môn tin học là môn học bắt buộc từ lớp mấy?
- Chiến tranh lạnh đã để lại hậu quả nào lớn nhất tác động đến lịch sử nhân loại? Có bao nhiêu chuyên đề học tập trong môn Lịch sử lớp 12?
- Là sinh viên cảm nghĩ của em về Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào? Quy định về công tác sinh viên ra sao?
- Cơ năng là gì? Công thức tính cơ năng lớp 10? Nêu được khái niệm cơ năng là nội dung trong môn Vật lí lớp 10 đúng không?
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng những ưu đãi nào?
- Điều kiện lớp đào tạo nghề được hưởng ưu đãi từ nhà nước?
- Tổ chức dạy thêm cho học sinh ngoài trường học có phải được sự đồng ý của phụ huynh hay không?
- Chiến dịch phản công lớn đầu tiên của quân đội ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi là chiến dịch nào?