08:10 | 09/12/2024

Tổng hợp đáp án Module 8 tiểu học đầy đủ nhất? Trường tiểu học có cơ cấu tổ chức như thế nào?

Tổng hợp đáp án trắc nghiệm và tự luận Module 8 Tiểu học đầy đủ nhất? Trường tiểu học được tổ chức theo mấy loại hình?

Tổng hợp đáp án Module 8 tiểu học đầy đủ nhất?

Đáp án Module 8 tiểu học được chia làm 2 phần là trắc nghiệm và tự luận, dưới đây là tổng hợp đáp án Module 8 tiểu học mà thầy cô có thể tham khảo:

I. Trắc nghiệm

Đáp án 30 câu trắc nghiệm Module 8 tiểu học như sau:

Câu 1. Chọn đáp án đúng nhất

Điền từ còn thiếu vào dấu ba chấm để hoàn thiện khái niệm “Phối hợp các lực lượng giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là quá trình Nhà quản lý …. và tổ chức mọi thành viên trong nhà trường, ngoài trường …. vào việc xây dựng và phát triển kế hoạch, …. các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh với những hình thức, phương pháp đa dạng để giáo dục học sinh ở mọi nơi, mọi lúc, giúp học sinh hình thành các phẩm chất đạo đức, lối sống và năng lực theo mục tiêu giáo dục”?

(1) Vận động; (2) Tham gia; (3) Tổ chức thực hiện

Câu 2. Chọn đáp án đúng nhất

Nội dung nào sau đây không phải là trách nhiệm của giáo viên trong việc phối hợp gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh?

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

Câu 3. Chọn đáp án đúng nhất

Giáo viên (giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn) có tư cách pháp nhân trực tiếp trong hoạt động phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài trường nào để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh?

Cha mẹ học sinh

Câu 4. Chọn đáp án đúng nhất

Điền từ còn thiếu vào nội dung sau: “Hình thức tổ chức hoạt động dạy học, tổ chức hoạt động trải nghiệm; tổ chức sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội và hoạt động tự giáo dục của học sinh, trong đó hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh là hình thức… nhất, vì vậy tất cả các hình thức tổ chức giáo dục của nhà trường, gia đình và cộng đồng đều phải hướng tới hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh”.

Quan trọng

Câu 5. Chọn đáp án đúng nhất

Có mấy nhóm phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh sau đây thuộc nhóm phương pháp nào tiểu học?

3

Câu 6. Chọn đáp án đúng nhất

Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của quá trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh mang tính đặc trưng riêng biệt

Câu 7. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng

Chỉ rõ các phần mô tả sau thuộc đặc điểm nào của quá trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học?

Câu trả lời

Câu hỏi

Câu trả lời

Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học không tồn tại độc lập mà nó luôn gắn liền với quá trình dạy học các môn học văn hóa, gắn liền với hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt tập thể và hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh trong nhà trường tiểu học

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thống nhất với quá trình dạy học, hoạt động trải nghiệm và tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh

Khác với quá trình dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh mang tính lâu dài đòi hỏi phải có thời gian tập luyện, rèn luyện mới có kết quả, một phẩm chất nhân cách của học sinh không thể dạy trong một tiết học, một chủ đề giáo dục

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh mang tính lâu dài

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố đan xen nhau bao gồm cả tác động tự giác mang tính tích cực của giáo dục nhà trường và tác động vừa mang tính tự giác, vừa mang tính tự phát từ phía gia đình và xã hội

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học diễn ra với những tác động phức hợp từ nhiều phía

Cùng một nội dung giáo dục về đạo đức, lối sống được thực hiện ở nhiều cấp học và nhiều khối lớp theo đường xoáy ốc với yêu cầu ngày càng nâng cao,

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học mang tính đồng tâm

Câu 8. Chọn đáp án đúng nhất

Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh được tiếp cận theo các phẩm chất nào?

Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm

Câu 9. Chọn đáp án đúng nhất

Phát biểu nào sau đây là không đúng để nói về căn cứ thực tiễn khi xác định các chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học?

Xây dựng nội dung phối hợp giữa các lực lượng giáo dục cùng tham gia thực hiện chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh cần bám sát đặc điểm của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, điều kiện địa phương để thiết kế nội dung phối hợp cho phù hợp

Câu 10. Chọn đáp án đúng nhất

Một trong những lực lượng giáo dục nào sau đây không cần huy động sự phối hợp khi thực hiện nhóm chủ đề Gia đình

Doanh nghiệp trên địa bàn trường đóng

Tải về để xem toàn bộ đáp án 30 câu trắc nghiệm Module 8 tiểu học

Tải về để xem chi tiết đáp án Module 8 tiểu học (30 câu trắc nghiệm và tự luận)

II. Tự luận

1. Hoạt động 3:

Câu hỏi: Hoạt động phối hợp để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học cần sự tham gia của các lực lượng nào?

* Gợi ý trả lời:

Việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng sau:

- Gia đình:

Phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thói quen, nề nếp và truyền đạt các giá trị đạo đức cơ bản cho trẻ em tại nhà.

Gia đình cần phối hợp với nhà trường để duy trì sự thống nhất trong giáo dục đạo đức, lối sống.

- Nhà trường:

+ Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và ban giám hiệu thực hiện việc giảng dạy, định hướng, tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức.

+ Các tổ chức trong trường như Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đóng vai trò hỗ trợ xây dựng môi trường giáo dục tích cực.

- Cộng đồng và xã hội:

+ Chính quyền địa phương, đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ có thể tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giáo dục thực tiễn.

+ Các tổ chức xã hội khác cũng hỗ trợ trong việc tạo điều kiện để trẻ học hỏi và phát triển kỹ năng sống.

2. Hoạt động 14:

Câu 1: Khi lập kế hoạch phối hợp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở trường tiểu học, thầy (cô) thường cấu trúc kế hoạch thành mấy phần? Đó là những phần nào?

* Gợi ý trả lời:

Kế hoạch phối hợp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thường được cấu trúc thành 4 phần cơ bản:

- Mục tiêu: Xác định rõ mục tiêu cần đạt được trong việc giáo dục đạo đức và lối sống cho học sinh.

- Nội dung: Liệt kê cụ thể các hoạt động giáo dục sẽ thực hiện, như hoạt động ngoại khóa, các buổi sinh hoạt, chuyên đề, hay bài học trên lớp.

- Phương pháp và hình thức tổ chức:

+ Chọn lựa phương pháp giảng dạy phù hợp (trò chơi, thảo luận nhóm, đóng vai, tham quan thực tế).

+ Hình thức phối hợp (phối hợp với phụ huynh, cộng đồng, các tổ chức xã hội).

- Đánh giá và điều chỉnh: Đưa ra các tiêu chí đánh giá và kế hoạch điều chỉnh để đảm bảo hiệu quả trong quá trình thực hiện.

Câu 2: Khi lập kế hoạch phối hợp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở trường tiểu học, thầy cô gặp những thuận lợi và khó khăn nào?

* Gợi ý trả lời:

- Thuận lợi:

+ Sự hỗ trợ từ nhà trường và gia đình: Hầu hết phụ huynh và nhà trường đều quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

+ Nhiều nguồn tài liệu và phương tiện hỗ trợ: Hiện nay có nhiều tài liệu, công cụ và chương trình giáo dục đạo đức phong phú.

+ Chính sách giáo dục rõ ràng: Nhà nước luôn khuyến khích và có chính sách ưu tiên giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.

- Khó khăn:

+ Thiếu sự phối hợp đồng bộ: Phụ huynh bận rộn, khó sắp xếp thời gian để tham gia các hoạt động giáo dục cùng nhà trường.

+ Khác biệt trong nhận thức và phương pháp giáo dục: Sự khác biệt giữa gia đình, nhà trường và xã hội có thể tạo ra sự không thống nhất trong cách giáo dục.

+ Nguồn lực hạn chế: Một số trường thiếu kinh phí hoặc nhân lực để tổ chức các hoạt động ngoại khóa.

Câu 3: Từ thực tiễn việc lập kế hoạch phối hợp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, thầy cô hãy chỉ ra những điểm cần lưu ý trong quá trình này?

- Xác định mục tiêu cụ thể và rõ ràng: Đảm bảo mục tiêu phù hợp với từng độ tuổi và hoàn cảnh của học sinh.

- Phối hợp thường xuyên và liên tục: Duy trì sự liên lạc giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng để đảm bảo hiệu quả giáo dục.

- Linh hoạt trong phương pháp và hình thức tổ chức: Tùy vào điều kiện cụ thể để áp dụng phương pháp giảng dạy phù hợp.

- Theo dõi và điều chỉnh kịp thời: Thường xuyên đánh giá và rút kinh nghiệm để cải tiến kế hoạch.

Tổng hợp đáp án Module 8 tiểu học đầy đủ nhất? Trường tiểu học có cơ cấu tổ chức như thế nào?

Tổng hợp đáp án Module 8 tiểu học đầy đủ nhất? Trường tiểu học có cơ cấu tổ chức như thế nào? (Hình từ Internet)

Trường tiểu học có cơ cấu tổ chức như thế nào?

Căn cứ Điều 9 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về cơ cấu tổ chức của Trường tiểu học như sau:

Cơ cấu tổ chức trường tiểu học gồm:

- Hội đồng trường; hiệu trưởng và phó hiệu trưởng;

- Hội đồng thi đua khen thưởng;

- Hội đồng kỉ luật; hội đồng tư vấn;

- Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Tổ chức Công đoàn; tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

- Tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh;

- Các tổ chuyên môn; tổ văn phòng; lớp học sinh.

Trường tiểu học được tổ chức theo mấy loại hình?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Loại hình trường, lớp tiểu học
1. Trường tiểu học được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục.
a) Trường tiểu học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu.
b) Trường tiểu học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
2. Lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt gồm:
a) Lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học.
b) Lớp tiểu học trong trường phổ thông dân tộc bán trú.
c) Lớp tiểu học trong cơ sở giáo dục dành cho trẻ em khuyết tật.
d) Lớp tiểu học trong trường giáo dưỡng.
...

Như vậy, Trường tiểu học được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục:

- Trường tiểu học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu.

- Trường tiểu học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.

Bồi dưỡng giáo viên
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án module chuyển đổi số trong dạy học 2024 mới nhất? Định mức tiết dạy cụ thể của giáo viên THCS là ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
2 bộ đáp án Module 8 THCS THPT chi tiết nhất? Định mức tiết dạy của giáo viên trung học cơ sở hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới nhất? Nhiệm vụ của giáo viên mầm non là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tự luận tập huấn giáo viên Module 7 Tiểu học 2024 chi tiết nhất? Chấp hành nội quy là nhiệm vụ của học sinh tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Module 7 THCS lập kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Module 7 THPT bài tập cuối khóa? Tiêu chuẩn của nhà giáo là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp đáp án Module 8 tiểu học đầy đủ nhất? Trường tiểu học có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Module GVPT 15? Nhiệm vụ của giáo viên là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tập huấn giáo viên Module 7 THCS 2024 trắc nghiệm và tự luận? Giáo viên THCS có được tự ý cắt xén nội dung dạy học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án chi tiết Module 7 tiểu học download? 4 Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp giáo viên tiểu học cần có là gì?
Tác giả: Nguyễn Như Quỳnh
Lượt xem: 1715
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;