Tổng hợp các môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở hiện nay?
- Tổng hợp các môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở hiện nay?
- Các môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở được quy định thời lượng như thế nào?
- Chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở có lộ trình thực hiện cụ thể theo từng giai đoạn ra sao?
- Định hướng và đánh giá kết quả giáo dục cấp trung học cơ sở như thế nào?
Tổng hợp các môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở hiện nay?
Theo Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT như sau:
Giai đoạn định hướng nghề nghiệp
...
Cấp trung học cơ sở
a) Nội dung giáo dục
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
...
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì các môn học bắt buộc và hoạt động gồm:
Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.
Tổng hợp các môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở hiện nay? (Hình từ Internet)
Các môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở được quy định thời lượng như thế nào?
Theo Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT như sau:
Giai đoạn định hướng nghề nghiệp
...
1.2. Cấp trung học cơ sở
a) Nội dung giáo dục
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
b) Thời lượng giáo dục
Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì các môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở được quy định thời lượng cụ thể:
- Môn Ngữ văn, Toán: 140 tiết học
- Ngoại ngữ 1: 105 tiết học
- GDCD: 35 tiết học
- Môn Lịch sử, địa lý: 105 tiết học
- Khoa học tự nhiên: 140 tiết học
- Công nghệ: 35 tiết (lớp 6,7); 52 tiết (lớp 8,9)
- Tin học: 35 tiết
- Môn Giáo dục thể chất: 70 tiết học
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật): 70 tiết học
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp: 105 tiết học
- Nội dung giáo dục của địa phương: 35 tiết học
Chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở có lộ trình thực hiện cụ thể theo từng giai đoạn ra sao?
Theo Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình bao gồm cả chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở sẽ thực hiện qua các giai đoạn sau:
- Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.
- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Định hướng và đánh giá kết quả giáo dục cấp trung học cơ sở như thế nào?
Căn cứ Mục 6 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT như sau:
- Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
- Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
- Phạm vi đánh giá bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học và chuyên đề học tập lựa chọn và môn học tự chọn. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
- Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kì ở cơ sở giáo dục, các kì đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kì đánh giá quốc tế.
- Cùng với kết quả các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học và chuyên đề học tập lựa chọn, kết quả các môn học tự chọn được sử dụng cho đánh giá kết quả học tập chung của học sinh trong từng năm học và trong cả quá trình học tập.
- Việc đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, kết hợp đánh giá của giáo viên, của cha mẹ học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác.
- Việc đánh giá định kì do cơ sở giáo dục tổ chức để phục vụ công tác quản lí các hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng ở cơ sở giáo dục và phục vụ phát triển chương trình.
- Việc đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương do tổ chức khảo thí cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức để phục vụ công tác quản lí các hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng đánh giá kết quả giáo dục ở cơ sở giáo dục, phục vụ phát triển chương trình và nâng cao chất lượng giáo dục.
- Phương thức đánh giá bảo đảm độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi, từng cấp học, không gây áp lực lên học sinh, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhà nước, gia đình học sinh và xã hội.
- Nghiên cứu từng bước áp dụng các thành tựu của khoa học đo lường, đánh giá trong giáo dục và kinh nghiệm quốc tế vào việc nâng cao chất lượng đánh giá kết quả giáo dục, xếp loại học sinh ở cơ sở giáo dục và sử dụng kết quả đánh giá trên diện rộng làm công cụ kiểm soát chất lượng đánh giá ở cơ sở giáo dục.
>> Xem Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT: Tải về (Lưu ý: Một số nội dung tại File này được sửa đổi bởi Điều 1, Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT)
- Tuyển tập thơ về chủ đề cho bé mầm non? Bé mầm non mấy tuổi?
- Top 3 mẫu viết bài văn nghị luận về trò chơi điện tử lớp 8 hay nhất? Yêu cầu cần đạt phần quy trình viết lớp 8 thế nào?
- Chiến dịch 'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không' 1972: Quân và dân miền Bắc bắn rơi bao nhiêu máy bay Mỹ?
- Top 5 mẫu bài nghị luận về lòng yêu nước của giới trẻ ngày nay? Học sinh lớp 12 phải đạt kiến thức văn học như thế nào?
- Mẫu đoạn văn nghị luận về lòng tự trọng lớp 9? Số lượng văn bản nghị luận mở rộng tối thiểu mà học sinh lớp 9 phải đọc trong một năm học?
- 4 Lí do học thuyết giá trị thặng dư được coi là Hòn đá tảng? Đối tượng nào bắt buộc học môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin?
- Top 3 đoạn văn kể lại câu chuyện Cóc kiện Trời ngắn gọn lớp 5? Học sinh lớp 5 được xét hoàn thành chương trình lớp học khi nào?
- Mẫu viết bài văn nghị luận về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi lớp 8? Nội dung nói và nghe môn Ngữ văn lớp 8 có yêu cầu cần đạt ra sao?
- Đề thi IOE cấp trường lớp 5 có đáp án? Kiến thức ngôn ngữ Tiếng Anh cần có ở cấp tiểu học là gì?
- Sinh viên năm nhất bị cảnh cáo học tập khi điểm trung bình tích lũy bao nhiêu?