Tổng hợp các câu hỏi phần tư duy đọc hiểu đề thi Đánh giá tư duy TSA 2025?
Tổng hợp các câu hỏi phần tư duy đọc hiểu đề thi đánh giá tư duy TSA 2025?
Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST) công bố Kế hoạch tổ chức thi Đánh giá tư duy (TSA) năm 2025 và ra mắt "Cẩm nang thi Đánh giá tư duy". Trước đó, Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) đã cho ban hành Quyết định 10461/QĐ-ĐHBK năm 2024...Tải về quy định về quy chế thi Đánh giá tư duy (TSA)
Năm 2025 kỳ thi Đánh giá tư duy TSA sẽ cơ bản ổn định, chỉ nội dung đề thi sẽ thay đổi để phù hợp với nội dung chương trình phổ thông mới khi số môn học của mỗi thí sinh là khác nhau. Cấu trúc đề thi Đánh giá tư duy 2025 Đại học Bách Khoa Hà Nội gồm ba phần thi: tư duy toán học (60 phút), tư duy đọc hiểu (30 phút) và tư duy khoa học/giải quyết vấn đề (60 phút).
Dưới đây là bộ các câu hỏi phần tư duy đọc hiểu đề thi đánh giá tư duy TSA 2025:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 7:
DOANH NGHIỆP VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
[0] (TBTCO) - Theo Tiến sĩ Seng Kiong Kok - Giảng viên Đại học RMIT, làm rõ vấn đề, lên ý tưởng, phát triển giải pháp và thực thi là những nguyên tắc tư duy thiết kế cơ bản để dẫn dắt quy trình đổi mới sáng tạo ở doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, từ các “gã khổng lồ” đa quốc gia đến những công ty khởi nghiệp từ cộng đồng. Vấn đề cốt lõi để mở rộng hoạt động đổi mới.
[1] Chia sẻ về những vấn đề liên quan đến hoạt động đổi mới sáng tạo, TS Seng Kiong Kok khẳng định, “đổi mới sáng tạo” hiện đang là cụm từ kích hoạt hành động trong thế giới doanh nghiệp. Dữ liệu khảo sát gần đây cho thấy, khái niệm này luôn nằm trong top 3 ưu tiên hàng đầu của các công ty. Ngoài ra, một số minh chứng cũng chỉ ra rằng, những doanh nghiệp đầu tư nhiều vào đổi mới trong giai đoạn đại dịch toàn cầu vừa qua đều có được kết quả kinh doanh cao hơn đối thủ.
[2] Mặc dù đổi mới sáng tạo đang thu hút được khá nhiều sự quan tâm nhưng đây vẫn là một khái niệm khó định nghĩa, bởi ở mỗi nơi lại có hình thái khác. Nhưng một điều chắc chắn là rất ít doanh nghiệp muốn bị coi là đang đứng ngoài cuộc chơi đổi mới. Việc thiếu định nghĩa cơ bản như vậy có thể là lý do khiến các doanh nghiệp vẫn còn yếu kém trong việc mở rộng quy mô đầu tư đổi mới để tạo ra giá trị cho tổ chức.
[3] Bên cạnh việc cho thấy những doanh nghiệp chú trọng đầu tư cho đổi mới sẽ kinh doanh tốt hơn sau giai đoạn Covid-19, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ các công ty có khả năng mở rộng quy mô đổi mới chỉ là 20%. Điều này đặt ra một câu hỏi đầy thách thức và cần được giải quyết. Dựa trên những nghiên cứu hiện có, có thể xác định ba vấn đề cốt lõi: thiếu văn hóa doanh nghiệp, ít coi trọng hợp tác trong và ngoài doanh nghiệp, không đánh giá cao và thiếu tuân thủ các mục tiêu của tổ chức. Nói một cách đơn giản, doanh nghiệp có chuyên môn và kiến thức kỹ thuật để đổi mới, nhưng họ thiếu năng lực lãnh đạo để điều phối, hướng dẫn và thúc đẩy các nguồn lực này nhằm đạt được mục tiêu.
[4] Để giải quyết vấn đề trên, TS Seng Kiong Kok khuyến nghị 4 giải pháp. Theo đó, giải pháp thứ nhất là cần phải hướng tầm nhìn ra ngoài nội bộ tổ chức để tìm động lực đổi mới. Việc sử dụng và xây dựng các nguồn lực đổi mới trong nội bộ là điều tốt, nhưng nếu có thể tăng cường những hoạt động này bằng các cơ chế bên ngoài thì đây sẽ là động lực bổ sung để thu hẹp khoảng cách giữa đổi mới và các giá trị tạo ra.
[5] Thứ hai, việc tìm hiểu về cơ cấu tổ chức sẽ giúp xác định cách khai thác những nguồn lực đổi mới có giá trị. Cơ cấu tổ chức ở đây bao gồm các cấu trúc hữu hình như mạng lưới chi nhánh và vị trí địa lý, cũng như các tổ hợp cấu trúc chính trị - xã hội ít hữu hình hơn như hệ thống lãnh đạo và quản trị.
[6] Thứ ba, cần chú trọng trau dồi và hỗ trợ các nhóm khác nhau trong đội ngũ nhân sự. Đổi mới là một quá trình mang tính chất đột phá, đòi hỏi các tổ chức và nhân sự phải hiểu rõ hơn về những vấn đề hiện tại và loại bỏ những lối mòn trong tư duy. Một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình đổi mới là tạo ra môi trường cho phép các cá nhân sáng tạo và đưa ra ý kiến không đồng thuận, cũng như hỗ trợ họ về mặt tâm lý khi phải đưa ra ý kiến.
[7] Giải pháp thứ tư là cần hiểu rõ hành lang quy định để đảm bảo đổi mới sáng tạo phù hợp với các mục tiêu của tổ chức. Cần lưu ý rằng đổi mới thường chỉ thực sự diễn ra khi doanh nghiệp phải đối mặt với trở ngại, còn hành lang quy định trong và ngoài nước sẽ giúp xác định mức độ đổi mới thể chế.
[8] “Những biện pháp can thiệp trên không chỉ giúp thu hẹp khoảng cách giữa giá trị tạo ra với hoạt động đổi mới của doanh nghiệp mà còn tác động đến các thế hệ tương lai, đặc biệt là những sinh viên đang học tập hoặc sắp tốt nghiệp, chuẩn bị tham gia vào thị trường lao động…” – TS Seng Kiong Kok nói.
[9] Thông điệp đổi mới sáng tạo chung là cần quan tâm đến khả năng bổ trợ và khả năng thích ứng của các kỹ năng trong lực lượng lao động nhằm đón đầu những bước chuyển đổi số tiếp theo trong nền kinh tế. Các bộ kỹ năng truyền thống cần được bồi đắp để bắt kịp tốc độ chuyển đổi nhanh và doanh nghiệp cần nhận thức rõ lợi ích từ các cơ hội hợp tác. Mặc dù doanh nghiệp có thể tự mình đổi mới, nhưng hợp tác sẽ đem lại lợi ích chung lớn hơn.
(Nguồn: Tác giả Đỗ Doãn, Thời báo Tài chính, Bộ Tài chính Việt Nam, đăng ngày 04/01/2023)
Câu 1: Ý chính của bài viết là gì?
A. Các nguyên tắc tư duy thiết kế cơ bản để đổi mới sáng tạo ở doanh nghiệp
B. Vai trò của TS Seng Kiong Kok với tiến trình đổi mới sáng tạo ở doanh nghiệp
C. Vai trò và chức năng của doanh nghiệp trong tiến trình đổi mới sáng tạo
D. Giải pháp giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động đổi mới sáng tạo hiệu quả
Đáp án: D
Câu 2: Theo đoạn 1, “đổi mới sáng tạo” là biện pháp giúp các doanh nghiệp đạt được kết quả kinh doanh nằm trong top 3 trong giai đoạn đại dịch toàn cầu. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: Sai
Xem thêm tổng hợp các câu hỏi phần tư duy đọc hiểu đề thi đánh giá tư duy TSA 2025...Tải về
Tổng hợp các câu hỏi phần tư duy đọc hiểu đề thi đánh giá tư duy TSA 2025? (Hình ảnh từ Internet)
Trong phòng thi Đăng ký tư duy TSA, thí sinh phải tuân thủ những điều gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 14 Quyết định 10461/QĐ-ĐHBK năm 2024...Tải về về Quy chế thi Đánh giá tư duy (TSA) của Đại học Bách khoa Hà Nội có quy định về trách nhiệm của thí sinh trong phòng thi như sau:
- Chấp hành hiệu lệnh của Ban Coi thi và hướng dẫn của CBCT và CBKT.
- Ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình;
- Trước khi làm bài thi, phải kiểm tra tình trạng hoạt động của máy tính, nếu có trục trặc phải báo ngay với CBCT/CBKT để xử lý; nhập đầy đủ thông tin theo yêu cầu vào máy tính, ghi đầy đủ thông tin yêu cầu vào giấy nháp;
- Trong quá trình làm bài thi, nếu gặp trục trặc phải báo ngay với CBCT hoặc CBKT để xử lý;
- Không được trao đổi, quay cóp, làm mất trật tự phòng thi hoặc có những hành vi gian lận. Khi muốn phát biểu phải giơ tay, đứng trình bày công khai ý kiến của mình khi được CBCT cho phép;
- Chỉ được phép ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết thời gian làm bài thi. Trong trường hợp cần thiết chỉ được ra khỏi phòng thi khi được phép của CBCT và phải chịu sự giám sát của Cán bộ giám sát; trường hợp cần cấp cứu, việc ra khỏi phòng thi và khu vực thi của thí sinh do Trưởng Điểm thi quyết định.
Trường đại học có được tự chủ tổ chức thi tuyển sinh không?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 theo Điều 60 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường
1. Nhà trường có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Công bố công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường;
b) Tổ chức tuyển sinh, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền;
c) Chủ động đề xuất nhu cầu, tham gia tuyển dụng nhà giáo, người lao động trong trường công lập; quản lý, sử dụng nhà giáo, người lao động; quản lý người học;
d) Huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa;
đ) Phối hợp với gia đình, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục; tổ chức cho nhà giáo, người lao động và người học tham gia hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng.
2. Việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của trường công lập được quy định như sau:
a) Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; có trách nhiệm giải trình với xã hội, người học, cơ quan quản lý; bảo đảm việc tham gia của người học, gia đình và xã hội trong quản lý nhà trường. Việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập thực hiện theo quy định của Chính phủ;
b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.
....
Ngoài ra, căn cứ tại khoản 2 Điều 34 Luật Giáo dục đại học 2012 có quy định như sau:
Chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh
...
2. Tổ chức tuyển sinh:
a) Phương thức tuyển sinh gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển;
b) Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh.
...
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì có thể thấy rằng các trường đại học có quyền được tự chủ trong công tác tuyển sinh.
Vì vậy, thì các trường đại học hoàn toàn được phép tổ chức các kỳ thi riêng, nhưng phải có cơ chế và thông báo đến thí sinh được biết.
- Top 10 Mẫu viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ hay nhất?
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?
- Công dân học tập vn đăng nhập hướng dẫn chi tiết? Kinh phí thực hiện xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 2030?
- Mẫu Kịch bản tổ chức lễ Noel cho trẻ mầm non? Các loại hình của cơ sở giáo dục mầm non hiện nay?
- Tổng hợp đề thi cuối kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8 có đáp án? Hội đồng kỷ luật học sinh trong trường trung học cơ sở gồm những ai?
- Chi tiết đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 có đi kèm đáp án? Mục tiêu xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS là gì?
- Top 3 bộ đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 đi kèm đáp án? Học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Top mẫu viết đoạn kết thúc khác cho một câu chuyện đã đọc, đã nghe lớp 4? Học sinh tiểu học hay còn gọi là học sinh cấp mấy?
- Mẫu đề thi học kì 1 lớp 6 Tiếng Anh mới nhất? Học sinh trung học cơ sở học trong bao nhiêu năm?