Toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là mục tiêu Nghị quyết số 44? Hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật cho NLĐ trong DN qua hình thức gì?
Toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là mục tiêu Nghị quyết 44-NQ/TW, ngày 24/11/2023?
Căn cứ tại mục II Phần thứ 2 Đề cương giới thiệu Nghị quyết 44-NQ/TW năm 2023 quy định:
Về mục tiêu chung: Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ thành quả cách mạng, sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo vệ nền văn hoá và uy tín, vị thế quốc tế của đất nước; bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; giữ vững, củng cố, tăng cường môi trường hoà bình để xây dựng, phát triển đất nước; đóng góp tích cực vào gìn giữ hoà bình khu vực, thế giới.
Như vậy, Toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là một trong những mục tiêu của Nghị quyết 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Ngoài ra trong Nghị quyết 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới còn có những mục tiêu như sau:
- Bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa;
- Bảo vệ thành quả cách mạng, sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá;
- Bảo vệ nền văn hoá và uy tín, vị thế quốc tế của đất nước; bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng;
- Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội;
- Giữ vững, củng cố, tăng cường môi trường hoà bình để xây dựng, phát triển đất nước;
- Đóng góp tích cực vào gìn giữ hoà bình khu vực, thế giới.
- Đảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;
Tải về .....Nghị quyết 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
Toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là mục tiêu Nghị quyết số 44? Hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật cho NLĐ trong DN qua hình thức gì? (Hình từ Internet)
Nguồn lực cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có được Nhà nước đảm bảo không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có quy định cụ thể về chính sách của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật như sau:
Chính sách của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt.
2. Nhà nước bảo đảm nguồn lực cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
3. Thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
4. Giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được lồng ghép trong chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo; là một nội dung trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Như vậy, thông qua quy định trên thì nguồn lực cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được Nhà nước đảm bảo.
Hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật cho NLĐ trong DN qua hình thức gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có quy định cụ thể về phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp như sau:
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp
1. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp tập trung vào quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, pháp luật về việc làm, an toàn vệ sinh lao động, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, pháp luật công đoàn và các quy định khác của pháp luật về lao động.
2. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong doanh nghiệp được chú trọng thực hiện thông qua việc phổ biến trực tiếp, niêm yết các quy định pháp luật tại nơi làm việc, tủ sách pháp luật, giỏ sách pháp luật, tờ gấp, lồng ghép trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí thời gian, bảo đảm các điều kiện cần thiết để phổ biến, giáo dục pháp luật; phối hợp với tổ chức công đoàn tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong doanh nghiệp.
4. Tổ chức công đoàn có trách nhiệm chủ trì vận động người lao động tìm hiểu, học tập pháp luật.
Như vậy thông qua quy định trên thì hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong doanh nghiệp được chú trọng thực hiện thông qua những hình thức sau:
- Phổ biến trực tiếp
- Niêm yết các quy định pháp luật tại nơi làm việc
- Tủ sách pháp luật
- Giỏ sách pháp luật
- Tờ gấp pháp luật
- Lồng ghép trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ
- Top 5 mẫu viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên ông bụt lớp 4 hay nhất? Mục tiêu giáo dục học sinh tiểu học?
- Top 10 mẫu kết bài chung cho nghị luận văn học truyện ngắn? Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn là chuyên đề môn Ngữ văn lớp mấy?
- Mẫu bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống lớp 7? Học sinh lớp 7 được đánh giá bằng nhận xét như thế nào?
- Loại gió thịnh hành ở nước ta vào mùa hạ có hướng gì? Học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS được đánh giá bằng điểm số ra sao?
- Đồng bằng sông Cửu Long có bao nhiêu tỉnh thành phố?
- Mẫu Viết thư mời dự tiệc Giáng sinh bằng Tiếng Anh hay nhất? Các chủ điểm gợi ý trong dạy học môn Tiếng Anh ở các cấp học là gì?
- Mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa rừng Trần Hưng Đạo? 4 hình thức khen thưởng học sinh THCS?
- Mục đích bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học là gì?
- Hướng dẫn tổ chức giờ ăn đối với học sinh tiểu học?
- Điều kiện giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ trong trường mầm non?