Tên gọi của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh qua các thời kỳ? Nguyên tắc hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh?

Qua các thời kỳ thì tên gọi của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có sự thay đổi như thế nào?

Tên gọi của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh qua các thời kỳ?

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được thành lập từ ngày 26/3/1931. Do đó, ngày 26/3 hằng năm được chọn là ngày kỷ niệm ngày Thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần cụ thể tên gọi của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh qua các thời kỳ như sau:

- Từ 1931 – 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương

- Từ 1937 – 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương

- Từ 11/1939 – 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương

- Từ 5/1941 – 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam

- Từ 25/10/1956 – 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam

- Từ 2/1970 – 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh

- Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Tên gọi của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh qua các thời kỳ? Nguyên tắc hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh?

Tên gọi của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh qua các thời kỳ? Nguyên tắc hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh?

Nguyên tắc hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thế nào?

Căn cứ Điều 5 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh năm 2022 Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ trong đó:

- Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đoàn viên ở cấp ấy. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành do đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra; giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ do Ban Chấp hành cùng cấp bầu ra.

- Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành cấp nào do Đại hội cấp đó quyết định theo Hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn. Số lượng Ủy viên Ban Thường vụ không quá một phần ba số lượng Ủy viên Ban Chấp hành. Ở cấp Trung ương, số lượng Bí thư Trung ương Đoàn không quá một phần ba số lượng Ủy viên Ban Thường vụ.

- Nghị quyết của Đoàn phải được chấp hành nghiêm chỉnh, cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức.

- Trước khi quyết định các công việc và biểu quyết nghị quyết của Đoàn, các thành viên đều được cung cấp thông tin và phát biểu ý kiến của mình, ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên Đoàn cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết hiện hành.

- Đại hội, hội nghị của các cơ quan lãnh đạo của Đoàn chỉ có giá trị khi có ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên được triệu tập tham dự. Trường hợp thành viên được triệu tập theo cơ chế đại biểu thì phải có ít nhất hai phần ba (2/3) số đại biểu và thay mặt cho ít nhất hai phần ba (2/3) số tổ chức Đoàn trực thuộc tham dự. Quyết định của đại hội, hội nghị chỉ có giá trị khi được sự đồng ý của trên một phần hai (1/2) số thành viên có mặt.

Việc bầu cử của Đoàn thực hiện theo hình thức nào?

Tại Điều 8 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh năm 2022 có quy định như sau:

1. Việc bầu cử của Đoàn được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết. Riêng bầu Ban Chấp hành và các chức danh trong Ban Chấp hành; Ủy ban Kiểm tra và các chức danh trong Ủy ban Kiểm tra; đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín.
2. Danh sách bầu cử phải được đại hội, hội nghị đại biểu thảo luận và thông qua bằng biểu quyết.
3. Khi bầu cử, phải có trên một phần hai (1/2) số người có mặt tán thành thì người được bầu mới trúng cử. Trường hợp số người có số phiếu trên một phần hai (1/2) nhiều hơn số lượng cần bầu thì lấy những người có số phiếu cao hơn. Nếu kết quả bầu cử có nhiều người có số phiếu trên một phần hai (1/2) và bằng phiếu nhau nhưng nhiều hơn số lượng cần bầu thì bầu lại trong số người bằng phiếu đó; người trúng cử là người có số phiếu cao hơn, không cần phải trên một phần hai (1/2). Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn bằng nhau, có bầu nữa hay không do đại hội hoặc hội nghị quyết định.
4. Đại hội chi đoàn và Đại hội Đoàn các cấp được trực tiếp bầu Bí thư khi được sự đồng ý của Đoàn cấp trên trực tiếp và cấp ủy Đảng cùng cấp.
5. Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quy định nguyên tắc, thủ tục, quy trình bầu cử.
6. Nếu bầu cử không đúng nguyên tắc, thủ tục quy định thì phải tổ chức bầu lại.

Như vậy, việc bầu cử của Đoàn được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết.

Riêng bầu Ban Chấp hành và các chức danh trong Ban Chấp hành; Ủy ban Kiểm tra và các chức danh trong Ủy ban Kiểm tra; đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Đoàn Thanh niên
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Top 03 mẫu giấy mời đại hội đoàn đơn giản nhất? Nhiệm vụ và quyền hạn của đoàn viên là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tên gọi của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh qua các thời kỳ? Nguyên tắc hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh lớp mấy được kết nạp Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 88

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;