Phân tích đoạn trích Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều? Học sinh lớp 9 phải làm bao nhiêu bài đánh giá định kì trong học kì?
Phân tích đoạn trích Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều?
Đoạn trích Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là một trong những đoạn thơ giàu cảm xúc, thể hiện nỗi đau khổ và tâm trạng ngổn ngang của Thúy Kiều trong cảnh chia ly. Dưới đây là mẫu phân tích đoạn trích Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều mà học sinh có thể tham khảo.
Có một người đã từng nhận xét Truyện Kiều của Nguyễn Du là “ mực biết múa, bút biết bay, văn biết nhảy”. thật sự câu nói đó chẳng ngoa chút nào. Đến với Truyện Kiều chúng ta không thể không công nhận sự hấp dẫn của nó. Nói về cuộc đời đầy gian truân của Kiều thì ngòi bút Nguyễn Du như thăng hoa cảm xúc đồng cảm với số phận người phụ nữ. có thể nói trong cuộc đời Kiều đã có những bóng chàng trai đến bên Kiều làm cho Kiều hạnh phúc. Ngoài Kim Trọng, người mà Kiều thật sự yêu thương và kính trọng nhất, ngoài Từ Hải anh hùng cứu vớt đời Kiều thì còn có chàng Thúc Sinh. Tuy rằng chàng Thúc đã có vợ nhưng chính chàng đã có công cứu vớt Kiều ra khỏi lầu xanh. Nhưng thật không may khi cuộc tình ấy cũng đến lúc phải chia đôi vì hoàn cảnh không thể cho phép. Sự chia ly quyến luyến ấy được nhà thơ Nguyễn Du thể hiện rất rõ qua đoạn Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều. Mở đầu đoạn thơ Nguyễn Du đã mang đến cho người đọc một cảm giác thật chua xót với số phận nàng Kiều: “Người lên ngựa, kẻ chia bào, Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san. Dặm hồng, bụi cuồn chinh an, Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.” Trước mắt chúng ta hiện lên một cảnh tượng đầy đau lòng, đó chính là sự biệt li giữa hai con người. Đối với Kiều mà nói tình yêu duy nhất và người yêu mà Kiều yêu nhất đó chính là Kim Trọng thế nhưng trong cái hoàn cảnh cuộc đời là một cô kĩ nữ lầu xanh, nàng đã chung chăn gối biết bao nhiêu người đàn ông. Cái sự nhục nhã khiến cho lương tâm cô lúc nào cũng không yên nhưng chàng trai tưởng rằng thói chăng hoa Thúc Sinh ấy lại mang lại những ngày tháng hạnh phúc cho Kiều. Điều đầu tiên có ý nghĩa rất lớn với Kiều đó chính là được cứu thoát ra khỏi nơi buôn thịt bán người ấy. Sống với Thúc Sinh không theo một danh nghĩa nào cả, kiều không có một thân phận gì nhưng ít ra Kiều không phải tiếp khách nữa. Và chính sự biết ơn cũng khiến cho Kiều mên chàng. Không những thế chàng như chỗ dựa tinh thần cho Kiều vậy. Nhưng khổ một nỗi chàng lại là người có vợ và người vợ ấy lại rất co uy quyên khiến cho Kiều không thể không e ngại. Kiều khuyên chàng thúc trở về bên Hoạn Thư để tự thú nhưng thâm tâm nàng vẫn như muốn níu lấy chàng lại. Dù gì thì cũng đã mang chút gì đó giống la vợ chồng. Vậy mà nay đôi ngã, Kiều chính là người quyết định nhưng chính cái quyết định ấy cũng khiến cho Kiều không thoải mái. Hình ảnh nàng Kiều níu lấy vạt áo chàng Thúc bịn rịn khó rứt ra rồi khi chàng Thúc lên đến ngựa thì nàng mới chịu buông tay “chia bào”. Có thể nói đó là một hình ảnh đầy nỗi buồn của Kiều. Rừng thu trong thơ cổ lại một lần nữa hiện lên ở đây và nó nhuốm màu quan san. Nhà thơ dùng thủ pháp ước lệ để cho thấy sự xa xôi cách trở của hai người. Và khi những bước chân ngựa xa vạn dặm, bụi cuốn theo những bước ngựa phi ấy thì dần dần hình ảnh chàng Thúc cũng khuất dần sau ngàn dâu xanh. Thế rồi nàng Kiều ở lại với những trăn trở buồn thương, vậy là từ này chỉ còn mình Kiều mà thôi, không còn ai cho nàng một bờ vai để nàng dựa vào cả: “Người về chiếc bóng năm canh, Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi, Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường. ” Những câu thơ vẽ lên một tâm trạng buồn thương vô hạn, tất cả sự chung đôi như tan biến vĩnh viễn, tất cả những niềm vui, niềm hạnh phúc cũng theo chàng Thúc mà ra đi chỉ còn lại đây những tàn tạ của cảnh vật của tâm trạng. Người con gái năm canh như thức trắng nhớ thương hay thiếu bóng chàng Thúc Sinh. Người thương người nhớ ấy đã vạn dặm mà xa nàng rồi chỉ còn mình nàng ngồi đây với những buồn thương tủi phận. Không chỉ người mà đến cảnh vật cũng nhuốm màu phôi pha của tâm trạng. Vầng trăng ngày nào giờ đây cũng không còn nguyên vẹn mà nó nhuốm màu của sự chia ly. Nó cũng như được xẻ làm đôi và không biết rằng ai sẻ. Có thể nói chính tâm trạng chia ly của Kiều đã làm cho cảnh vật vốn vĩnh hằng cũng không thể trọn vẹn. Nó gợi lên sự tan đàn sẻ nghé buồn tủi của Kiều. Ngay cả đến chiếc giường, cái gối cũng vậy, nó không bị xẻ nhưng nó thiếu đi một người nằm. Sự trống trải khiến cho nhân vật càng chìm trong sự cô đơn. Qua đây ta thấy được những nét tâm trạng và cảnh chia ly đau khổ của nàng Kiều với chàng Thúc. Hai người có duyên đến với nhau nhưng lại không có phận làm vợ làm chống. Chính điều đó quyết định đến hành động của Kiều. Nhưng qua đoạn trích trên ta thấy là do Kiều bị hoàn cảnh ép buộc chứ bản thân Kiều không hề mong muốn điều đó. Bằng biện pháp nghệ thuật của thơ xưa ước lệ Nguyễn Du đã mang đến cho chúng ta những cảm xúc khó quên về sự khó khăn của nàng Kiều. |
Lưu ý: Nội dung Phân tích đoạn trích Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều? chỉ mang tính chất tham khảo.
Phân tích đoạn trích Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều? Học sinh lớp 9 phải làm bao nhiêu bài đánh giá định kì trong học kì? (Hình từ Internet)
Học sinh lớp 9 phải làm bao nhiêu bài đánh giá định kì trong học kì?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 7 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định đánh giá định kì đối với học sinh lớp 9 như sau:
Đánh giá định kì
...
2. Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét có 01 (một) lần đánh giá giữa kì và 01 (một) lần đánh giá cuối kì.
3. Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có 01 (một) điểm đánh giá giữa kì (sau đây viết tắt là ĐĐGgk) và 01 (một) điểm đánh giá cuối kì (sau đây viết tắt là ĐĐGck).
...
Như vậy, học sinh lớp 9 phải làm số lượng bài đánh giá định kì trong học kì như sau:
- Môn học đánh giá bằng nhận xét: có 01 (một) lần đánh giá giữa kì và 01 (một) lần đánh giá cuối kì.
- Môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số: có 01 (một) điểm đánh giá giữa kì và 01 (một) điểm đánh giá cuối kì.
Đánh giá định kì đối với học sinh lớp 9 qua mấy hình thức?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định đánh giá định kì đối với học sinh lớp 9 qua 03 hình thức bao gồm: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập. Cụ thể như sau:
- Thời gian làm bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút, đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút; đối với môn chuyên tối đa 120 phút.
- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng điểm số, đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng nhận xét, bài thực hành, dự án học tập, phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông trước khi thực hiện.
- Https timhieulichsu thaibinh gov vn dang ky Link tham gia Cuộc thi Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình 2025?
- Top 4 mẫu bài nghị luận xã hội 400 chữ về ước mơ hoài bão của tuổi trẻ? Kiểu văn bản và thể loại ở môn Ngữ văn lớp 12?
- Chế độ thủy triều ở Vịnh Bắc Bộ thuộc loại điển hình nào? Định hướng của phương pháp giáo dục môn Địa lí ra sao?
- Tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nào có 2 huyện đảo? Yêu cầu cần đạt về năng lực tìm hiểu địa lí của học sinh lớp 10 như thế nào?
- Toàn bộ đáp án Tuần 1 Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình 2025? Sứ mệnh chung của môn Lịch sử trong chương trình học là gì?
- Trọn bộ đáp án Cuộc thi tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh kỳ 1?
- Bãi biển nào được công nhận dài nhất Việt Nam? Các đặc điểm ở môn Địa lí bao gồm những gì?
- trangnguyen edu vn vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 8 như thế nào? Yêu cầu về nội dung giáo dục tiểu học ra sao?
- Trọng tâm của kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) là gì? Học sinh khi học môn Lịch sử cần đảm bảo nhiệm vụ gì?
- Báo Nhân dân được quyết định xuất bản vào lúc nào? Hiện nay quy định quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật ra sao?