Phân tích bài thơ Tự tình 2? Số học sinh tối đa trong lớp học giáo dục nghề nghiệp cấp THPT?

Học sinh tham khảo mẫu phân tích bài thơ Tự tình 2? Trong một lớp học giáo dục nghề nghiệp cấp THPT có số lượng tối đa bao nhiêu học sinh?

Phân tích bài thơ Tự tình 2?

Bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương là một trong những tác phẩm tiêu biểu, thể hiện sâu sắc tâm trạng và thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Việc phân tích bài thơ Tự tình 2 sẽ giúp ta hiểu rõ hơn tài năng nghệ thuật của Hồ Xuân Hương cũng như giá trị nhân văn sâu sắc.

Dưới đây là mẫu phân tích bài thơ Tự tình 2 mà học sinh có thể tham khảo.

Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là một trong những cái tên sáng của làng thơ Việt Nam. Trong số khá nhiều tác phẩm mà bà để lại, tả cảnh ngụ tình chính là phong cách sáng tác chủ đạo. Những bài thơ của Hồ Xuân Hương hầu hết đầu nói về vẻ đẹp đức hạnh, sự hi sinh, thân phận mỏng manh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến khắc nghiệt. Trong đó, Tự tình cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách chủ đạo này.

Bài thơ không chỉ phản ánh cảm xúc của người phụ nữ nói chung mà còn thể hiện được những cung bậc cảm xúc của chính tác giả.Hai câu thơ đầu bài thơ vừa tả cảnh, nhưng đồng thời cũng là lột tả hình ảnh một người phụ nữ trống vắng, cô đơn giữa đêm khuya tĩnh mịch.

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non”

Tác giả sử dụng từ láy "văng vẳng" để miêu tả một âm thanh vừa rõ ràng, lại vừa mơ hồ, không đo phương hướng nhưng lại có thể cảm nhận được ngày một rõ ràng. Bối cảnh thời gian của bài thơ là vào "đêm khuya" – thời điểm con người dễ dàng rơi vào những trạng thái cảm xúc khó lột tả nhất. Giữa "đêm khuya" ấy, có một người phụ nữ vẫn còn thao thức, nghĩ suy về cuộc đời của mình giữa tiếng trống canh văng vẳng gần xa.

Người phụ nữ trong bài thơ được miêu tả là "hồng nhan", là một người có nhan sắc, nhưng nhan sắc ấy lại "trơ với nước non". Có thể cảm nhận được thân phận cô độc, lẻ loi và nỗi buồn trống vắng khó tả trong lòng của người "hồng nhan" đó. Để giải nỗi lòng, người phụ nữ ấy đã tìm đến ly rượu nồng:

“Chén rượu hương đưa rồi lại tỉnh

Vầng trăng xế bóng khuyết chưa tròn”

Mượn rượu giải sầu dưới ánh trăng vốn là hình ảnh quen thuộc trong thi ca, là một hình ảnh đẹp đầy thi vị. Tiếc rằng những người mượn rượu giải sầu lại không thể dùng hương rượu nồng để xua đi bầu tâm sự. Người một lòng muốn say để quên đi tất cả, nhưng hương rượu nồng vào mũi dường như lại khiến tâm con người ta trở nên tỉnh táo hơn.

Nỗi lòng của người phụ nữ lại càng như được lột tả rõ ràng hơn. Vầng trăng khuyết dường như càng khiến sự cô đơn, tịch liêu trong bài thơ tăng lên bội phần. Hình ảnh đó giống như người phụ nữ tài giỏi, xinh đẹp, song tuổi xuân cứ lặng lẽ đi qua mà hạnh phúc thì không trọn vẹn.

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

Hình ảnh loại rêu được đưa vào bài thơ thể hiện ngụ ý sâu xa của nữ thi sĩ. Điều mà bà muốn thể hiện ở đây chính là so sánh ẩn dụ giữa phụ nữ và loài rêu, mỏng manh bé nhỏ những sức sống mạnh mẽ, có thể tươi tốt trong bất cứ điều kiện khắc nghiệt nào. Cụm từ "xiên ngang mặt đất" cũng khiến người đọc liên tưởng tới sự phản kháng mạnh mẽ của chủ thể đối với những thứ lớn mạnh hơn.

Nối tiếp sự phản kháng mạnh mẽ đó là những viên đá nhỏ bé nhưng lại chứa đựng một sức mạnh to lớn, có thể "đâm toạc chân mây". Giữa trời đất rộng lớn, những viên đá tưởng bé nhỏ mà lại không hề tầm thường chút nào. Đáng tiếc, dù có mạnh mẽ đối chọi, phản kháng thì người phụ nữ vẫn không thể thoát ra khỏi sợi dây số mệnh ràng buộc bản thân. Dù cố phản kháng, nhưng than nỗi chẳng thể nào thoát khỏi kiếp làm vợ lẽ.

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con”

Mùa xuân của thiên nhiên đi rồi lại tới, nhưng "xuân" của con người lại không như vậy. Tuổi trẻ là thứ chỉ đến một lần, đã đi rồi sẽ không thể nào trở lại. Bởi thế, người phụ nữ lại càng buồn hơn, càng đáng thương hơn khi tuổi xuân qua đi trong chờ đợi mỏi mòn, trong cảnh chung chồng, san sẻ tình cảm.Từ "ngán" được sử dụng thể hiện sự chán nản, nhưng cũng như tiếng khóc của tác giả cho những người phụ nữ số phận hẩm hiu, phải làm vợ lẽ dưới chế độ cũ, không có tiếng nói, không được coi trọng.

Tự tình là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách và tư tưởng chủ đạo của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, thể hiện góc nhìn độc đáo, cá tính của bà về những vấn đề xoay quanh thân phận người phụ nữ trong chế độ cũ.

Lưu ý: Nội dung Phân tích bài thơ Tự tình 2? chỉ mang tính chất tham khảo.

Phân tích bài thơ Tự tình 2? Số học sinh tối đa trong lớp học giáo dục nghề nghiệp cấp THPT?

Phân tích bài thơ Tự tình 2? Số học sinh tối đa trong lớp học giáo dục nghề nghiệp cấp THPT? (Hình từ Internet)

Số học sinh tối đa trong lớp học giáo dục nghề nghiệp cấp THPT?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định về tổ chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp THPT như sau:

Tổ chức giảng dạy
...
1. Việc giảng dạy các môn học được tổ chức theo lớp học đối với từng môn học, mỗi lớp học có không quá 45 người học.
2. Mỗi môn học được giảng dạy trong 03 (ba) kì. Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp quyết định việc phân chia các kì và xây dựng kế hoạch giảng dạy bảo đảm thực hiện đầy đủ khối lượng kiến thức, yêu cầu cần đạt và thời lượng giảng dạy của môn học.
3. Hoạt động giảng dạy thông qua một số hình thức chủ yếu: học lí thuyết, làm bài tập, thực hành, thí nghiệm, dự án học tập, trải nghiệm, sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ, hoạt động phục vụ cộng đồng.
4. Thực hiện các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của người học; chú trọng rèn luyện cho người học phương pháp tự học, tự nghiên cứu theo yêu cầu dạy học phát triển phẩm chất, năng lực.

Như vậy, số học sinh tối đa trong lớp học giáo dục nghề nghiệp cấp THPT là 45 học sinh.

Có bao nhiêu môn học được dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp THPT?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT quy định các môn học được dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp THPT là 07 môn như sau:

- Các môn học bắt buộc: Toán, Ngữ văn, Lịch sử.

- Các môn học lựa chọn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí.

Môn Ngữ Văn lớp 11
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Top 3 mẫu bài nghị luận về ý thức tham gia giao thông của học sinh hiện nay? Nhiệm vụ của học sinh cấp 3 hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích bài thơ Tự tình 2? Số học sinh tối đa trong lớp học giáo dục nghề nghiệp cấp THPT?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích bài thơ Mùa hạ của Xuân Quỳnh? Phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới? Hình thức giảng dạy các môn văn hóa THPT trong giáo dục nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 10 mẫu mở bài Tràng giang của Huy Cận hay nhất? Khi nào học sinh lớp 11 được chuyển từ trường tư thục sang trường công lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu cảm nhận bài thơ Vội vàng siêu hay? Học sinh sẽ được học những nội dung gì trong văn bản nghị luận?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn suy nghĩ của bản thân về vấn đề tận hiến tận hưởng của thanh niên hiện nay? Khi nào học sinh lớp 11 được nhập học cao hơn?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích bài thơ Hoa cỏ may của Xuân Quỳnh lớp 11? Tiêu chí chính trị tư tưởng trong xếp loại chất lượng giáo viên lớp 11 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu dàn ý nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật bức tranh? 5 nhiệm vụ của học sinh lớp 11 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 3 đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 có đáp án? Mỗi lớp trong trường trung học phổ thông chuyên có tối đa bao nhiêu học sinh?
Tác giả:
Lượt xem: 58
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;