Phân biệt quá trình nội sinh và ngoại sinh lớp 6? Thiếu bị dạy học tối thiểu môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 có gì?

Hướng dẫn học sinh lớp 6 phân biệt quá trình nội sinh và ngoại sinh? Thiếu bị dạy học tối thiểu môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 có gì?

Phân biệt quá trình nội sinh và ngoại sinh lớp 6?

Phân biệt quá trình nội sinh và ngoại sinh là một trong những yêu cầu cần đạt được trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 6. Để phân biệt quá trình nội sinh và ngoại sinh đầu tiên cần tìm hiểu các khái niệm.

Quá trình nội sinh là các quá trình địa chất xảy ra bên trong vỏ Trái Đất, liên quan đến các hiện tượng như sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, sự phun trào núi lửa, và sự hình thành các dãy núi.

Quá trình ngoại sinh là các quá trình địa chất xảy ra trên bề mặt Trái Đất, do các tác nhân bên ngoài như gió, nước, băng, và sinh vật.

Dưới đây là bảng phân biệt quá trình nội sinh và ngoại sinh:

Tiêu chí

Quá trình nội sinh

Quá trình ngoại sinh

Nguồn gốc

Xảy ra do các tác nhân từ bên trong vỏ Trái Đất.

Xảy ra do các tác nhân bên ngoài vỏ Trái Đất.

Hoạt động

Bao gồm các hoạt động như di chuyển các mảng kiến tạo, nén ép các lớp đất đá, uốn nếp, đứt gãy, và phun trào núi lửa.

Bao gồm các quá trình phong hóa, xói mòn, vận chuyển và bồi tụ.

Tác động

Làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề hơn, tạo ra các dạng địa hình như núi, cao nguyên, và các vết nứt lớn.

Có xu hướng san bằng địa hình, làm cho bề mặt Trái Đất trở nên bằng phẳng hơn.

Ví dụ

Sự hình thành dãy núi Himalaya do sự va chạm giữa mảng Ấn Độ và mảng Á-Âu

Sự xói mòn của các ngọn núi do mưa, gió, và dòng chảy của sông suối

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!

Phân biệt quá trình nội sinh và ngoại sinh lớp 6? Thiếu bị dạy học tối thiểu môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 có gì?

Phân biệt quá trình nội sinh và ngoại sinh lớp 6? Thiếu bị dạy học tối thiểu môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 có gì? (Hình từ Internet)

Thiếu bị dạy học tối thiểu môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 có gì?

Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định Thiếu bị dạy học tối thiểu môn Lịch sử và Địa lí nói chung và lớp 6 nói riêng như sau:

- Các bản đồ giáo khoa treo tường (về thế giới, các khu vực, Việt Nam) phù hợp với nội dung từng chủ đề của từng lớp học và phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh;

- Các tập Atlat địa lí tự nhiên đại cương, Atlat địa lí các châu lục và Atlat địa lí Việt Nam, tập bản đồ lịch sử;

- Mô hình hiện vật, tranh lịch sử, ảnh, băng ghi âm lời nói của các nhân vật lịch sử,...;

- Các mẫu vật về tự nhiên;

- Các tranh ảnh (in trên giấy, hình digital tĩnh và động), các sơ đồ, lược đồ, các video clip được biên tập cho mục đích giáo dục, phù hợp với nội dung của từng chủ đề;

- Các phiếu học tập có các nguồn sử liệu; Các tờ bài tập (bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ);

- Các dụng cụ, thiết bị thông thường để quan sát tự nhiên (địa bàn, nhiệt kế, ẩm kế, khí áp kế);

- Một số dụng cụ thực hành, thực địa;

- Các thư viện digital chứa các kho tư liệu dạy học Lịch sử và Địa lí;

- Phần mềm dạy học.

Ở những địa phương có điều kiện nên tổ chức các phòng bộ môn.

Việc sử dụng các thiết bị dạy học có mục đích chủ yếu nhằm tạo điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật để tổ chức các hoạt động học tập, tự tìm tòi tri thức lịch sử và địa lí của học sinh một cách tích cực, sáng tạo.

Đặc điểm môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS như thế nào?

Theo chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT các đặc điểm môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS bao gồm:

- Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở là môn học có vai trò quan trọng đối với việc hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung và năng lực khoa học với biểu hiện đặc thù là năng lực lịch sử, năng lực địa lí; tạo tiền đề học sinh tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia đời sống lao động, trở thành những công dân có ích.

- Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

- Các mạch kiến thức lịch sử và địa lí được kết nối với nhau nhằm soi sáng và hỗ trợ lẫn nhau. Ngoài ra, môn học có thêm một số chủ đề mang tính tích hợp, như: bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông; đô thị - lịch sử và hiện tại; văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; các cuộc đại phát kiến địa lí,...

Môn Lịch sử và Địa lí lớp 6
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tầng khí quyển là gì? Hiểu được tầng khí quyển là nội dung cần đạt trong chương trình lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Giờ địa phương là gì? Giờ địa phương sẽ học trong chương trình môn Lịch sử Địa lí lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Vì sao có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trên Trái Đất? Học sinh sẽ được học về hiện tượng này ở lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời có ý nghĩa gì? Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời được học ở lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh tuyến là gì? Kinh tuyến được học trong môn Lịch sử và Địa lí không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch sử là gì và môn Lịch sử là gì? Vì sao cần thiết phải học môn Lịch sử?
Hỏi đáp Pháp luật
Tọa độ địa lí là gì? Tọa độ địa lí sẽ có trong nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Đường xích đạo là gì? Được xác định trong môn Lịch sử và Địa lí lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6? Theo quy định thì học sinh lớp 6 có còn là trẻ em không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng vào năm nào? Quan điểm xây dựng chương trình môn lịch sử trung học cơ sở như thế nào?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 243
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;