Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của Đảng là gì? Yêu cầu đối với học sinh THCS trong lồng ghép GDQPAN?
Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946−1954) của Đảng là gì?
Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946−1954) do Đảng ta đề ra được thể hiện qua phương châm: “Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế”. Cụ thể:
- Toàn dân: Cuộc kháng chiến là sự nghiệp của toàn dân, được tiến hành với sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, hay đảng phái. Đảng xác định rõ rằng, sức mạnh đoàn kết toàn dân là yếu tố quyết định thành công của kháng chiến.
- Toàn diện: Kháng chiến được triển khai trên tất cả các mặt trận, bao gồm:
+ Quân sự: Đánh bại các cuộc hành quân, chiếm đóng và bình định của địch.
+ Chính trị: Củng cố chính quyền cách mạng, tập hợp lực lượng toàn dân và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới.
+ Kinh tế: Phá hoại kinh tế địch, xây dựng nền kinh tế tự túc, tự cường phục vụ kháng chiến.
+ Văn hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước và giác ngộ cách mạng.
- Trường kỳ: Cuộc kháng chiến được xác định là sẽ kéo dài, vì so sánh lực lượng giữa ta và địch ban đầu rất chênh lệch. Do đó, ta cần kiên trì, từng bước làm suy yếu địch, đồng thời củng cố, phát triển lực lượng của mình để tiến tới chiến thắng cuối cùng.
- Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế:
+ Tự lực cánh sinh: Xác định rằng vận mệnh dân tộc phải do chính nhân dân Việt Nam quyết định. Sự tự lực, tự cường là yếu tố nền tảng để duy trì và phát triển lực lượng.
+ Tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: Trong bối cảnh quốc tế có sự chuyển biến sau Thế chiến 2, Đảng ta chủ trương tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới để tạo thêm sức mạnh.
Đường lối này không chỉ phù hợp với thực tiễn lịch sử của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà còn thể hiện rõ sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đưa cuộc kháng chiến đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, kết thúc bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, chấm dứt ách đô hộ của thực dân Pháp trên đất nước ta.
Lưu ý: Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946−1954) của Đảng là gì? chỉ mang tính chất tham khảo.
Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của Đảng là gì? Yêu cầu đối với học sinh THCS trong lồng ghép GDQPAN? (Hình từ Internet)
Yêu cầu cần đạt cụ thể đối với học sinh trung học cơ sở trong nội dung lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư 08/2024/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu cần đạt cụ thể đối với học sinh trung học cơ sở trong nội dung lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh như sau:
- Hiểu biết về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc qua các thời kì lịch sử dựng nước và giữ nước; truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Công an Nhân dân Việt Nam và Dân quân tự vệ; chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo và an ninh biên giới quốc gia; một số nội dung cơ bản trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Hình thành nhận thức về quốc phòng, an ninh ở mức độ đơn giản, trách nhiệm của học sinh đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Có lòng tự hào, tự tôn dân tộc, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, có ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần đoàn kết và tự giác chấp hành các quy định của pháp luật.
Nguyên tắc thực hiện nội dung lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh là gì?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 08/2024/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc thực hiện nội dung lồng ghép giáo dục quốc phòng an ninh như sau:
- Bảo đảm phù hợp với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Bảo đảm mục tiêu xây dựng, phát triển tư duy, bồi dưỡng kĩ năng sống, nhân cách con người Việt Nam, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào, tự tôn dân tộc đối với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc, có ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần đoàn kết; nội dung lồng ghép có trọng tâm, trọng điểm thông qua các phương pháp, hình thức phù hợp.
- Lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học và trường trung học cơ sở phải phù hợp với đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi; được tiến hành thông qua nội dung các môn học, hoạt động giáo dục; bảo đảm thống nhất giữa các cấp học và không làm thay đổi quy định về khung chương trình giáo dục phổ thông đối với mỗi cấp học.
- Mẫu viết bài văn nghị luận giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 8?
- Mẫu viết đoạn văn kể lại diễn biến của một hoạt động ngoài trời môn Tiếng Việt lớp 3? Học sinh lớp 3 cần học viết được những đoạn văn nào?
- Ngành Logistics là gì? Ra trường làm gì? Cấp bằng đại học cho sinh viên tốt nghiệp như thế nào?
- 8 tiêu chí và điểm đánh giá trường trung cấp, trường cao đẳng theo Thông tư 44/2024/TT-BLĐTBXH mới nhất?
- Đáp án Đợt 2 Cao trào cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam?
- 3 mốc thời gian đợt thi trực tuyến Tự hào truyền thống 75 năm Ngày học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam 2025?
- Thời gian dự thi trực tuyến truyenthonghocsinhsinhvientphcm com? Sinh viên tự nguyện gia nhập Hội sinh viên Việt Nam được không?
- Đáp án cuộc thi Tự hào truyền thống 75 năm Ngày học sinh sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam 2025 đợt 2?
- Top 3 mẫu trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại? Môn Ngữ văn lớp 7 có quy trình viết ra sao?
- Truyenthonghocsinhsinhvientphcm com Link vào đăng ký Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam Chủ đề yêu nước?