Nội dung bồi dưỡng thường xuyên về sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thế nào?
- Nội dung bồi dưỡng thường xuyên về sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thế nào?
- Bồi dưỡng thường xuyên về sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thuộc chương trình mấy?
- Cụ thể yêu cầu về năng lực chung của học sinh tiểu học giáo viên cần chú ý khi tham gia Bồi dưỡng về sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục ra sao?
Nội dung bồi dưỡng thường xuyên về sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thế nào?
Căn cứ Mục 3 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT, mô đun về sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh được quy định như sau:
(1) Tên mô đun bồi dưỡng: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, thuộc yêu cầu bồi dưỡng theo Chuẩn phát triển chuyên môn, nghiệp vụ.
(2) Mã mô đun bồi dưỡng: GVPT 05
(3) Nội dung chính của mô đun:
- Những vấn đề chung về phương pháp, kỹ thuật dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- Các phương pháp, kỹ thuật dạy học và giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- Vận dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
(4) Thời gian thực hiện: 40 tiết học (16 tiết lý thuyết, 24 tiết thực hành)
(5) Yêu cầu cần đạt:
- Phân tích được những vấn đề chung về phương pháp, kỹ thuật dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông, phù hợp với từng cấp học;
- Vận dụng được các phương pháp, kỹ thuật dạy học và giáo dục để tổ chức dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh phù hợp với từng cấp học:
Dạy học tích hợp; Dạy học phân hóa; Tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật; Giải pháp sư phạm trong công tác giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm; Phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực;...;
- Hỗ trợ đồng nghiệp về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Nội dung bồi dưỡng thường xuyên về sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thế nào? (Hình từ Internet)
Bồi dưỡng thường xuyên về sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thuộc chương trình mấy?
Theo Mục 3 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nội dung chương trình bồi dưỡng
Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thuộc hình thức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm, bao gồm:
...
3. Chương trình bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp theo yêu cầu vị trí việc làm (gọi là Chương trình bồi dưỡng 03): Giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự chọn các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm. Số lượng mô đun tự chọn đảm bảo quy định về thời lượng bồi dưỡng tại Khoản 2 Mục IV của Chương trình này. Các mô đun bồi dưỡng:
...
Vậy, bồi dưỡng thường xuyên về sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thuộc chương trình bồi dưỡng 03.
Cụ thể yêu cầu về năng lực chung của học sinh tiểu học giáo viên cần chú ý khi tham gia Bồi dưỡng về sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục ra sao?
Theo Mục 9 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, cụ thể yêu cầu cần đạt về 03 năng lực chung của học sinh tiểu học như sau:
Năng lực | Cấp tiểu học |
Năng lực tự chủ và tự học | |
Tự lực | Tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trường theo sự phân công, hướng dẫn. |
Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng | Có ý thức về quyền và mong muốn của bản thân; bước đầu biết cách trình bày và thực hiện một số quyền lợi và nhu cầu chính đáng. |
Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình | - Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân; biết chia sẻ tình cảm, cảm xúc của bản thân với người khác. - Hoà nhã với mọi người; không nói hoặc làm những điều xúc phạm người khác. - Thực hiện đúng kế hoạch học tập, lao động; không mải chơi, làm ảnh hưởng đến việc học và các việc khác. |
Thích ứng với cuộc sống | - Tìm được những cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề. - Thực hiện được các nhiệm vụ khác nhau với những yêu cầu khác nhau. |
Định hướng nghề nghiệp | - Bộc lộ được sở thích, khả năng của bản thân. - Biết tên, hoạt động chính và vai trò của một số nghề nghiệp; liên hệ được những hiểu biết đó với nghề nghiệp của người thân trong gia đình. |
Tự học, tự hoàn thiện | - Có ý thức tổng kết và trình bày được những điều đã học. - Nhận ra và sửa chữa sai sót trong bài kiểm tra qua lời nhận xét của thầy cô. - Có ý thức học hỏi thầy cô, bạn bè và người khác để củng cố và mở rộng hiểu biết. - Có ý thức học tập và làm theo những gương người tốt. |
Năng lực giao tiếp và hợp tác | |
Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp | - Nhận ra được ý nghĩa của giao tiếp trong việc đáp ứng các nhu cầu của bản thân. - Tiếp nhận được những văn bản về đời sống, tự nhiên và xã hội có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh như truyện tranh, bài viết đơn giản. - Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin và ý tưởng. - Tập trung chú ý khi giao tiếp; nhận ra được thái độ của đối tượng giao tiếp. |
Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và hoá giải các mâu thuẫn | - Biết cách kết bạn và giữ gìn tình bạn. - Nhận ra được những bất đồng, xích mích giữa bản thân với bạn hoặc giữa các bạn với nhau; biết nhường bạn hoặc thuyết phục bạn. |
Xác định mục đích và phương thức hợp tác | Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. |
Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân | Hiểu được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công. |
Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác | Nhận biết được một số đặc điểm nổi bật của các thành viên trong nhóm để đề xuất phương án phân công công việc phù hợp. |
Tổ chức và thuyết phục người khác | Biết cố gắng hoàn thành phần việc mình được phân công và chia sẻ giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành việc được phân công. |
Đánh giá hoạt động hợp tác | Báo cáo được kết quả thực hiện nhiệm vụ của cả nhóm; tự nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân theo hướng dẫn của thầy cô. |
Hội nhập quốc tế | - Có hiểu biết ban đầu về một số nước trong khu vực và trên thế giới. - Biết tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế theo hướng dẫn của nhà trường. |
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo | |
Nhận ra ý tưởng mới | Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới đối với bản thân từ các nguồn tài liệu cho sẵn theo hướng dẫn. |
Phát hiện và làm rõ vấn đề | Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi. |
Hình thành và triển khai ý tưởng mới | Dựa trên hiểu biết đã có, biết hình thành ý tưởng mới đối với bản thân và dự đoán được kết quả khi thực hiện. |
Đề xuất, lựa chọn giải pháp | Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theo hướng dẫn. |
Thiết kế và tổ chức hoạt động | - Xác định được nội dung chính và cách thức hoạt động để đạt mục tiêu đặt ra theo hướng dẫn. - Nhận xét được ý nghĩa của các hoạt động. |
Tư duy độc lập | Nêu được thắc mắc về sự vật, hiện tượng xung quanh; không e ngại nêu ý kiến cá nhân trước các thông tin khác nhau về sự vật, hiện tượng; sẵn sàng thay đổi khi nhận ra sai sót. |
>> Xem Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT: Tải (Lưu ý: Một số nội dung tại File này được sửa đổi bởi Điều 1, Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT)
- Công thức Heron là gì? Quy định độ tuổi học sinh THPT?
- Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm những loại hình nào?
- Vì sao nói hà nội là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa giáo dục của đất nước? Thiết bị dạy học cần thiết đối với môn Lịch sử và Địa lí thế nào?
- Hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú hiện nay là gì?
- Công tác xã hội trong trường học bao gồm những nội dung nào?
- Thủ tục cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục hiện nay ra sao?
- Hội đồng trường mầm non công lập bao gồm có ai? Hoạt động của hội đồng trường mầm non công lập như thế nào?
- Trường Đại học Nguyễn Huệ còn được gọi là? 3 yêu cầu cần có trong tuyển sinh đại học là gì?
- Gokids phần mềm giáo dục gì? Tính năng nổi bật của Gokids phần mềm giáo dục ra sao?
- Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sẽ học mấy tiết trong môn Giáo dục Quốc phòng và an ninh?