Nhà trẻ tư thục có Hội đồng quản trị không? Viên chức trong biên chế có được làm hiệu trưởng nhà trẻ tư thục không?
Nhà trẻ tư thục có Hội đồng quản trị không?
Tại Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức nhà trường, nhà trẻ tư thục
Nhà trường, nhà trẻ tư thục có cơ cấu tổ chức đảm bảo các yêu cầu về cơ cấu tổ chức quy định tại Điều lệ trường mầm non và phù hợp với điều kiện, quy mô của trường, bao gồm:
1. Hội đồng quản trị (nếu có);
2. Ban kiểm soát;
3. Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng;
4. Tổ chuyên môn;
5. Tổ văn phòng;
6. Tổ chức đoàn thể;
7. Các nhóm, lớp.
Căn cứ theo Điều 11 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT có quy định:
Nhà trường, nhà trẻ tư thục không có Hội đồng quản trị
1. Nhà trường, nhà trẻ tư thục do 1 thành viên góp vốn (sau đây gọi chung là Nhà đầu tư) đầu tư toàn bộ kinh phí xây dựng và kinh phí hoạt động của trường thì không có Hội đồng quản trị.
2. Nhà đầu tư có nhiệm vụ và quyền hạn như Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 9 và khoản 4 Điều 10 của Quy chế này. Nhà đầu tư có thể đồng thời là Hiệu trưởng nếu có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 13 của Quy chế này.
3. Nếu Hiệu trưởng không phải là Nhà đầu tư thì phải chịu trách nhiệm trước Nhà đầu tư về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 4 Điều 13 của Quy chế này.
Theo đó, nhà trẻ tư thục do 1 thành viên góp vốn (sau đây gọi chung là Nhà đầu tư) đầu tư toàn bộ kinh phí xây dựng và kinh phí hoạt động của trường thì không có Hội đồng quản trị.
Như vậy, Hội đồng quản trị là một trong những cơ quan nằm trong cơ cấu tổ chức của nhà trẻ tư thục. Tuy nhiên nếu chỉ nhà trẻ tư thục do 2 thành viên góp vốn trở lên thì mới phải có Hội đồng quản trị.
Nhà trẻ tư thục có Hội đồng quản trị không? Viên chức trong biên chế có được làm hiệu trưởng nhà trẻ tư thục không? (Hình từ Internet)
Viên chức trong biên chế có được làm hiệu trưởng nhà trẻ tư thục không?
Căn cứ theo Điều 13 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT như sau:
Hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ tư thục là người có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, khi được đề cử không quá 65 tuổi và không là công chức, viên chức trong biên chế nhà nước.
...
Theo đó, Hiệu trưởng nhà trẻ tư thục là người có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, khi được đề cử không quá 65 tuổi và không là công chức, viên chức trong biên chế nhà nước.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì viên chức đang trong biên chế của nhà nước sẽ không được làm hiệu trưởng nhà trẻ tư thục.
Chủ đầu tư vào nhà trẻ tư thục thì có phải trực tiếp đứng lớp dạy học hay không?
Theo Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị như sau:
Hội đồng quản trị có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Xây dựng định hướng chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động hàng năm của nhà trường, nhà trẻ để trình Đại hội đồng thành viên góp vốn tại các kỳ họp.
(2) Quyết nghị thông qua Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ để trình Đại hội đồng thành viên góp vốn xem xét thông qua; kiến nghị Đại hội đồng thành viên góp vốn xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định của nhà trường, nhà trẻ khi cần thiết hoặc kiến nghị việc bổ sung, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên của Hội đồng quản trị.
(3) Quyết nghị thông qua các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu, chi tài chính của nhà trường, nhà trẻ; quy định về việc hoàn vốn, rút vốn và chuyển nhượng vốn phù hợp với quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính.
(4) Huy động các nguồn vốn để xây dựng nhà trường, nhà trẻ; phê duyệt dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm do Hiệu trưởng trình; giám sát việc quản lý tài chính và tài sản của nhà trường, nhà trẻ; báo cáo về tài chính hàng năm của nhà trường, nhà trẻ tại cuộc họp để Đại hội đồng thành viên góp vốn xem xét thông qua.
(5) Đề cử và đề nghị công nhận hoặc hủy bỏ việc công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; trình cơ quan có thẩm quyền ra quyết định.
(6) Phê duyệt phương án tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự của nhà trường, nhà trẻ trên cơ sở đề xuất của Hiệu trưởng.
(7) Xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ, giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, giám sát Hiệu trưởng và Kế toán trưởng trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý trực tiếp.
(8) Triệu tập Đại hội đồng thành viên góp vốn họp thường kỳ mỗi năm một lần hoặc họp đột xuất khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Đồng thời tại khoản 4 Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT có nêu:
Chủ tịch Hội đồng quản trị
...
4. Chủ tịch Hội đồng quản trị có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, điều hành hoạt động của Hội đồng quản trị; có quyền triệu tập các cuộc họp của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm chính về các quyết nghị của Hội đồng quản trị, giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết nghị của Hội đồng quản trị; chủ trì các cuộc họp của Đại hội đồng thành viên góp vốn.
b) Chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý về toàn bộ hoạt động của nhà trường, nhà trẻ và kiểm soát việc điều hành của Hiệu trưởng.
c) Đầu tư và quản lý cơ sở vật chất trường lớp, cung cấp trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu giảng dạy và học tập đáp ứng nhu cầu, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
d) Trả tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, các chi phí khác cho Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên theo hợp đồng lao động.
đ) Được quyền ký hợp đồng lao động với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên.
e) Được quyền điều hành bộ máy tổ chức và sử dụng con dấu của nhà trường, nhà trẻ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị và ký các văn bản, quyết định của Hội đồng quản trị.
g) Được phép thỏa thuận mức học phí với cha mẹ hoặc người bảo trợ trẻ.
h) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.
...
Như vậy, đối chiếu quy định thì chủ đầu tư vào nhà trẻ tư thục sẽ không bắt buộc phải trực tiếp đứng lớp dạy học.
- Mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn lớp 8? Chương trình giáo dục phổ thông gồm những giai đoạn giáo dục nào?
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?