Nguyên thủy, cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại là các thời kỳ nào theo Chương trình giáo dục phổ thông?
Thời kỳ nguyên thủy, cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại là các thời kỳ nào theo Chương trình giáo dục phổ thông?
Căn cứ Mục 8 Chương trình giáo dục phổ thông Môn Lịch sử và Địa lí (cấp trung học cơ sở) ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, nguyên thủy, cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại được giải thích là các thời kỳ như sau:
- Thời kỳ Nguyên thuỷ là thời kì đầu tiên của xã hội, bắt đầu từ khi con người và xã hội xuất hiện đến lúc xã hội phân chia thành giai cấp và nhà nước ra đời.
Đặc trưng của thời kỳ Nguyên thủy là việc chiếm hữu chung về tư liệu sản xuất, mọi người cùng làm cùng hưởng, trình độ sản xuất thấp, không có của cải dư thừa, không có giai cấp, không có chế độ bóc lột, không có nhà nước,...
- Thời kỳ Cổ đại là thuật ngữ chỉ thời kì lịch sử trước thời trung đại.
Điểm khởi đầu thời cổ đại thay đổi theo cách hiểu khác nhau về khái niệm lịch sử: có thể là từ khi xuất hiện loài người (nếu cho rằng từ lúc đó đã là lịch sử) hoặc từ khi có chữ viết (nếu cho rằng trước đó mới chỉ là thời tiền sử và sơ sử).
Nhiều ý kiến coi mốc kết thúc của thời kỳ cổ đại trên phạm vi thế giới là sự sụp đổ của đế quốc La Mã (khoảng năm 476).
Ngày nay, cổ đại thường được quan niệm một cách mềm dẻo hơn.
Đó là thời đại của các quốc gia đầu tiên (theo chế độ chuyên chế cổ đại hoặc chiếm hữu nô lệ) ở các khu vực trên thế giới, hoặc là thời đại của những nền văn minh đầu tiên của nhân loại.
Trong từng nước, khung thời gian của thời cổ đại thường không khớp nhau.
Ở Việt Nam, nhiều người quan niệm cổ đại là thời đại của những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay (Văn Lang - Âu Lạc, Phù Nam và Champa), trong khoảng thiên niên kỉ 1 trước Công nguyên và thiên niên kỉ 1 sau Công nguyên.
- Thời kỳ Trung đại là thời kì lịch sử nằm sau cổ đại và trước cận đại, “thời kì ở giữa” theo nghĩa tiếng Anh “Middle Age”, hay tiếng Pháp “Moyen Age”.
Người Tây Âu hiểu “ở giữa” là giữa cổ đại và thời của họ, mà họ gọi là “Thời mới” (“Temps moderne”).
Về niên đại cụ thể, có người coi là từ sự sụp đổ của đế quốc La Mã (476) đến cuộc phát kiến địa lí đầu tiên (1488).
Từ điển “Larousse” giải thích: trung đại là thời gian từ năm 395 (khi đế quốc La Mã bị chia làm hai, Đông và Tây đế quốc La Mã) đến năm 1453 (khi người Turk chiếm Constantinople và cản trở đường tiếp xúc của châu Âu với phương Đông).
Nếu hiểu theo xuất xứ của từ ngữ thì ý nghĩa và niên điểm của trung đại chỉ có thể ứng với lịch sử Tây Âu.
Về sau, nhiều nhà sử học gắn ý nghĩa của thời trung đại với một thời kì phát triển kinh tế - xã hội mà nội dung của nó là thời kì tồn tại chủ yếu của chế độ phong kiến.
Như thế, vấn đề sẽ phức tạp hơn vì năm bắt đầu và kết thúc của chế độ phong kiến ở mỗi nước khác nhau.
Mốc kết thúc ở châu Âu có thể là thế kỉ 16 (Hà Lan) hoặc 17 (Anh) hoặc 18 (Pháp), còn ở châu Á nói chung là thế kỉ 19. Do đó, đối với lịch sử dân tộc, người ta thường thận trọng khi dùng thuật ngữ phân kì lịch sử đại cương.
- Thời kỳ Cận đại là thuật ngữ chỉ thời kì lịch sử tiếp nối thời trung đại, có liên quan tới thời hiện đại.
Có nhiều cách giải thích khác nhau về khung thời gian của lịch sử cận đại thế giới, theo những tiêu chí chính trị và văn minh: hoặc từ khi đế quốc Ottoman xâm chiếm Constantinople (1453) đến Cách mạng tư sản Pháp (1789), hoặc từ Cách mạng tư sản Anh (1640) đến Cách mạng tháng Mười Nga (1917), hoặc từ sau phát kiến địa lí (cuối thế kỉ 15) cho đến trước cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật đương đại (giữa thế kỉ 20).
Những nội dung lịch sử cơ bản thường được gắn liền với thời cận đại là sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thế giới, cuộc cách mạng công nghiệp - cơ khí, sự ra đời và củng cố các thể chế nhà nước dân chủ, sự xung đột và sự giao lưu giữa hai nền văn minh Đông - Tây.
Ở các nước phương Đông, thời cận đại thường được quan niệm bắt đầu bằng sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân Âu - Mỹ với những nội dung chính: quá trình xâm lược và chống xâm lược, sự chuyển biến hình thái kinh tế - xã hội theo chiều hướng tư bản chủ nghĩa, quá trình cải cách và cách mạng của những cơ cấu quyền lực chính trị.
Đối với Việt Nam, khung thời gian của lịch sử cận đại được nhiều người chấp nhận là từ khi Pháp bắt đầu xâm lược (1858) cho tới Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Trong tiếng Việt, thuật ngữ này theo nghĩa hẹp chỉ tương ứng với “hậu kì cận đại” (late modern period) bắt đầu vào giữa thế kỉ 18; theo nghĩa rộng, thuật ngữ này còn bao gồm cả “sơ kì cận đại” (early modern period) bắt đầu vào khoảng năm 1500 hoặc trước đó vài thập kỉ, là thời kì diễn ra những sự kiện như nghệ thuật Phục hưng phổ biến rộng khắp châu Âu, Đế quốc Byzantine sụp đổ và thời đại Ánh sáng.
Thời kì cận đại gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, những tiến bộ công nghệ và các cuộc cách mạng.
- Thời kỳ Hiện đại là thuật ngữ chỉ thời kì lịch sử sau thời kì cận đại. Khái niệm về thời kì hiện đại trong lịch sử thế giới còn chưa thống nhất.
Nhiều nước trên thế giới thường lấy mốc mở đầu lịch sử hiện đại của mình bằng sự kiện chính trị đánh dấu bước ngoặt lịch sử dân tộc.
Ở Pháp, đó là cuộc Cách mạng tư sản 1789. Các nhà sử học mácxít xem Cách mạng tháng Mười Nga 1917 là mốc mở đầu lịch sử hiện đại thế giới.
Ở Việt Nam, thời kì lịch sử hiện đại được xác định thống nhất bắt đầu từ Cách mạng tháng Tám 1945.
>> Xem Chương trình giáo dục phổ thông Môn Lịch sử và Địa lí (cấp trung học cơ sở) ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT: Tải
Nguyên thủy, cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại là các thời kỳ nào theo Chương trình giáo dục phổ thông? (Hình từ Internet)
Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đối với học sinh THCS khi học Môn Lịch sử và Địa lí?
Căn cứ Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông Môn Lịch sử và Địa lí (cấp trung học cơ sở) ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đối với học sinh THCS khi học Môn Lịch sử và Địa lí như sau:
Môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể.
Thời lượng giáo dục Môn Lịch sử và Địa lí đối với học sinh THCS thế nào?
Căn cứ Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông Môn Lịch sử và Địa lí (cấp trung học cơ sở) ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ thời lượng giáo dục Môn Lịch sử và Địa lí đối với học sinh THCS như sau:
Nội dung giáo dục | Lớp 6 | Lớp 7 | Lớp 8 | Lớp 9 |
Lịch sử và Địa lí | 105 tiết | 105 tiết | 105 tiết | 105 tiết |
>> Xem Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT: Tải (Lưu ý: Một số nội dung tại File này được sửa đổi bởi Điều 1, Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT)
- Mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu của giáo viên năm 2024? Hướng dẫn cách viết mẫu bản cam kết?
- Mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn lớp 8? Chương trình giáo dục phổ thông gồm những giai đoạn giáo dục nào?
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?